Home Thương mại điện tử Top 3 phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại

Top 3 phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại

Ngày nay, ứng dụng quản lý bán hàng online sẽ biến chiếc điện thoại di động của bạn thành một thiết bị giúp việc quản lý việc bán hàng online của bạn trở nên vô cùng chuyên nghiệp, tiện lợi.

Chỉ cần mang theo một chiếc điện thoại thông minh là bạn có thể lên đơn cho khách, gọi shipper ngay trên ứng dụng hay quản lý thông tin sản phẩm, đơn hàng, xem doanh thu, lãi lỗ một cách dễ dàng.

Có phải bạn đang muốn tìm kiếm một ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại tốt nhất, tối ưu, mượt mà, đáp ứng tốt nhu cầu của mình? 

Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh các ứng dụng quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay để bạn có cái nhìn tổng quan, lựa chọn được ứng dụng phù hợp nhất.

Nhìn chung, hiện nay có 3 app nổi bật: Sapo, KiotViet và Nhanh. Đây là những ứng dụng quản lý bán hàng trên mobile đầy đủ tính năng và tiện ích nhất cho người các chủ cửa hàng, chủ shop. Sau khi dùng thử các ứng dụng này, mình có một số review dưới đây.

1. Ứng dụng quản lý bán hàng Sapo

Đối tượng sử dụng: Không hạn chế, ứng dụng cung cấp miễn phí trên CH Play và Appstore, có thể sử dụng bản trả phí hoặc miễn phí.

– Dù là app miễn phí nhưng tính năng của Sapo thực sự vượt trội hơn hẳn các đối thủ. Sapo chia ra 2 app riêng biệt là Sapo – Quản lý bán hàng và Sapo POS – Bán tại cửa hàng. Tài khoản của bạn sẽ được tự động kết nối đồng bộ giữa 2 app này. 

Sapo – Quản lý bán hàng là app quản lý thông tin cửa hàng từ sản phẩm, kho hàng, đối tác, khách hàng, báo cáo, thu chi… và tích hợp cả bán hàng online. Trong khi Sapo POS – Bán tại cửa hàng là app dành cho việc bán hàng tại cửa hàng. Việc tách riêng app như vậy giúp tăng hiệu suất và công năng ứng dụng, đem lại trải nghiệm mượt mà hơn cũng như trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Mình cùng đánh giá ưu nhược điểm từng app một nhé.

App Sapo – Quản lý bán hàng và tạo đơn online

*Ưu điểm:

– Đầu tiên, với việc mở app miễn phí cho toàn bộ các đối tượng, khi tải app về, người dùng sẽ được đăng ký thẳng từ app chỉ với thông tin số điện thoại, facebook hoặc tài khoản google giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với ứng dụng hơn hẳn các ứng dụng khác.

– Nói về giao diện, giao diện đẹp, dễ thao tác. Có trang chủ mô tả tóm tắt tình hình kinh doanh rõ ràng. Cách sắp xếp các mục của Sapo khác hẳn các đối thủ khi Sapo lựa chọn cho mình thanh menu ngang phía dưới và có các biểu tượng to, dễ nhìn, dễ thao tác.

– Các thao tác trên app rõ ràng, hiển thị vừa đủ thông tin và các nút điều hướng rất dễ sử dụng. Ví dụ như khi tạo đơn hàng, Sapo cho phép bạn thao tác chọn nhiều sản phẩm ngay lập tức trên màn hình tạo đơn hàng chứ không cần chuyển sang màn hình mới như các ứng dụng khác.

– Sapo – Quản lý bán hàng hỗ trợ nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng độc đáo như: tích hợp và quản lý đối tác vận chuyển, tích hợp quét mã thanh toán bằng QR code, quản lý giao hàng (hiện tại tích hợp gần 10 đơn vị vận chuyển), báo cáo chi tiết từ bán hàng, kho tới tài chính, ….

– Phương thức thanh toán tích hợp của ứng dụng hiện là đầy đủ và đa dạng nhất trong tất cả các ứng dụng mobile. Từ Thanh toán bằng điểm, COD, chuyển khoản, tiền mặt, quẹt thẻ đến thanh toán qua QR code (hiện QR code mới chỉ hỗ trợ khách hàng trả phí).

– Khi chuyển đơn sang vận chuyển, Sapo – Quản lý bán hàng là ứng dụng duy nhất hiển thị đầy đủ thông tin gợi ý phí ship cho các gói cước vận chuyển, và trên trang quản trị có những đối tác nào cũng đều được tích hợp trong ứng dụng mobile. Việc này giúp cho chủ shop không phải thao tác nhiều lần trên nhiều ứng dụng và vẫn lựa chọn được hãng vận chuyển tối ưu nhất cho cửa hàng của mình.

– Hoàn thành tạo đơn, bạn có thể theo dõi được đơn hàng và kiểm soát kho với thao tác xuất kho hay hủy đóng gói dễ dàng. Tình trạng đơn hàng luôn được cập nhật đồng bộ với các hãng vận chuyển, giúp chủ cửa hàng quản lý duy nhất mọi khâu trên một ứng dụng.

Sapo POS – Bán tại cửa hàng

*Ưu điểm:

– Sapo POS – Bán tại cửa hàng là ứng dụng chuyên dụng phục vụ cho việc bán hàng tại cửa hàng cho các chủ shop. Khi mới vào app màn hình trang chủ của ứng dụng hiển thị các thông tin tổng quan dễ nhìn như Sapo – Quản lý bán hàng.

– Mặc dù đã có app quản lý là Sapo – Quản lý bán hàng, tuy nhiên tại ứng dụng Sapo POS – Bán tại cửa hàng vẫn cho phép tạo thêm sản phẩm và dịch vụ khi bán hàng. Đây là một điểm khác biệt so với các ứng dụng khác, cho thấy sự cơ động của Sapo POS – Bán tại cửa hàng.

– Việc chuyển đổi giữa Sapo POS – Bán tại cửa hàng và Sapo – Quản lý bán hàng cũng rất mượt mà, khi bạn muốn chuyển từ bán hàng tại cửa hàng sang tạo và xử lí đơn online, bạn chỉ cần chọn tab Thêm và với 1 thao tác duy nhất màn hình tạo đơn online sẽ hiện ra tại app Sapo – Quản lý bán hàng chứ không mất công thao tác lại nữa.

– Màn hình tạo đơn của Sapo POS – Bán tại cửa hàng là dễ thao tác và đầy đủ thông tin. App cho phép chọn nhiều sản phẩm một lúc và hiển thị tùy chọn thêm chiết khấu, thông tin khách hàng, chính sách giá hay ghi chú, và hiển thị số tiền khách đưa/số tiền trả lại cho khách giúp thu ngân thao tác chính xác tránh sai xót trong việc thanh toán.

– Đầy đủ các hình thức thanh toán như Thanh toán bằng điểm, COD, chuyển khoản, tiền mặt, thanh toán sau (khách nợ)…

*Nhược điểm của ứng dụng Sapo:

– Điểm mình thấy App Sapo trên điện thoại còn đang thiếu đó là không tạo được nhiều hóa đơn thanh toán một lúc. 

– Vừa là ưu điểm xong cũng là nhược điểm trong 1 số trường hợp. Sapo có nghiệp vụ bán hàng và quản lý rất chặt chẽ, đôi khi chặt chẽ quá nên có 1 số thông tin mình muốn can thiệp nghe vẻ hơi khó khăn, ví dụ như xóa đơn hàng đã tạo chẳng hạn. Mình có liên hệ lên CSKH thì họ nói không cho xóa đơn hàng vì để giảm thiểu tình trạng gian lận của nhân viên. Đồng ý nghiệp vụ chặt chẽ là tốt nhưng trong 1 số trường hợp nó lại gây ra cho mình tâm lý hơi khó chịu chút khi không được xóa. Hay như việc chỉnh sửa số lượng tồn kho của 1 sản phẩm, ban đầu mình không biết vào từng sản phẩm để sửa thì không được, mà phải vào phần kiểm kho xong mới cân bằng kho đúng số lượng. Ban đầu gây ra trải nghiệm không tốt lắm vì chưa biết nhưng sau quen rồi thì thấy giới hạn này của họ lại hay, mình đảm bảo nghiệp vụ thống nhất trên phần mềm và tránh làm sai sót, rối tung.

Nói chung, nếu để xếp hạng thì mình vẫn chọn Sapo là đầu tiên, ứng dụng quản lý trên thiết bị di động Sapo dùng rất ổn cả về cả tính năng đến giao diện đến mức độ ứng dụng và hỗ trợ người bán hàng.

2. Kiotviet

– Đối tượng sử dụng: Khách hàng đã mua gói dịch vụ của Kiotviet. Tải về miễn phí nhưng phải trả phí để sử dụng app

– Cũng giống như mô hình app của Sapo, Kiotviet chia ra 2 ứng dụng riêng biệt là app quản lý và app bán hàng.

* Kiotviet – App quản lý:

*Ưu điểm:

– Giao diện khá đơn giản, hiển thị được những thông số chính tổng quan cần nắm.

– Hệ thống cảnh báo giúp cho chủ shop nắm được một số thông tin khẩn cấp khi quản lý ở xa. Ví dụ hàng hóa dưới hay vượt định mức là có thông báo cảnh báo cho chủ shop ngay hoặc có nhân viên nào bán được cũng thông báo. Thông báo nhiều quá, đôi khi làm mình khó chịu, nhưng để kiểm soát chặt chẽ công việc ở cửa hàng thì tính năng thông báo này cũng khá cần thiết. 

– Thấy có mục chát với Kiotviet ngay trên ứng dụng, nhưng mình chát hỏi 2 lần thì cả 2 đều không được trả lời. Không biết là thế nào. Hay có cho có vậy thôi? Nếu bên này có support qua kênh chát trực tiếp này thì cũng là 1 điểm cộng. 

*Nhược điểm:

– Thanh menu nhiều mục nhỏ quá nghe vẻ khá chi tiết nhưng một số chỗ gây khó hiểu và hiểu nhầm. Ví dụ mục Trả hàng, trả hàng nhập, chuyển hàng, xuất hủy. Đọc tên mình thấy hơi khó hiểu và vụn vặt quá thì phải, thứ tự các mục cũng hơi lộn xộn.

Kiotviet – App bán hàng:

*Ưu điểm:

– App có thể tạo nhiều đơn hàng cùng một lúc vì có cho phép lưu đơn hàng tạm

– Đáp ứng khá đủ tính năng thanh toán tại cửa hàng: Thẻ, chuyển khoản, Điểm.

*Nhược điểm:

– Cũng giống như app quản lý, Kiotviet khá tham trong việc hiển thị nhiều thông tin nhất có thể, khiến cho giao diện tạo cảm giác chật chội, khó nhìn vì các thông tin bị díu dít vào nhau.

– Việc chọn sản phẩm của ứng dụng đem lại trải nghiệm khá tệ khi người dùng thường xuyên ấn nhầm phải ảnh của sản phẩm hoặc chọn nhầm sản phẩm do khoảng cách giữa các thông tin quá hẹp. Hơn thế nữa KiotViet app bán hàng không cho phép bạn tạo thêm sản phẩm dịch vụ mà người dùng phải quay ngược lại app quản lý để tạo, điều này sẽ khiến việc thanh toán (nhất là bán hàng tại quầy) bị kéo dài hơn và khiến khách hàng cũng như cửa hàng mất thêm nhiều thời gan không đáng.

– Ứng dụng bán hàng của Kiotviet nếu chỉ dùng để bán hàng tại quầy sẽ tối ưu hơn. Nếu muốn tạo đơn online và ship hàng, mình phải chủ đ chọn nguồn đơn hàng, nhưng vị trí chọn nguồn lại hơi khó nhìn nên dễ bị bỏ qua, từ đó dễ gây sai lệch trong báo cáo và chiến lược kinh doanh.

– Không có tích hợp với các kênh bán hàng khác, chỉ bán tại quầy. Nếu muốn tạo đơn online và ship hàng, mình phải chọn nguồn đơn hàng, nhưng vị trí chọn nguồn lại hơi khó nhìn nên dễ bị bỏ qua, từ đó dễ gây sai lệch trong báo cáo và chiến lược kinh doanh.

– Không có kết nối với nhiều bên vận chuyển, hiện tại mới chỉ thấy GHTK, Speedlink, Viettel Post và GHN qua cổng của Kiotviet.

3. Nhanh.vn

Ứng dụng mobile của Nhanh khá thô sơ và thiên về quản lý nhiều hơn so với việc hỗ trợ bán hàng.

Đối tượng sử dụng: Khách hàng đã mua gói dịch vụ của Nhanh. Phải trả phí để sử dụng app

*Ưu điểm:

– Điểm cộng của ứng dụng là khâu thanh toán tại cửa hàng nhanh chóng, không mất nhiều thao tác thừa khi các thông tin cần thiết đều hiển thị ở trang hóa đơn.

– Có cái báo cáo số lượng sản phẩm hết hàng, số lượng sản phẩm bị vượt cân,…

*Nhược điểm

– Ứng dụng trên điện thoại của nhanh chỉ có các mục cơ bản nhất như: Báo cáo, đơn hàng, sản phẩm, bán hàng, và vị trí hàng trong kho.

– Không giống như Sapo hay Kiotviet, App Nhanh tích hợp cả quản lý và bán hàng khiến ứng dụng trở nên rối và làm giảm hiệu năng của app. Việc điều hướng từ các tab với nhau chưa được tối ưu. Ở mỗi tab khi muốn điều hướng không có nút quay lại mà người dùng phải ấn lại vào thanh menu, chọn các hạng mục lớn sau đó mới hiện ra các hạng mục nhỏ hơn để vào => gây chậm quá trình thao tác, ví dụ: đang bán hàng mà muốn ra xem sản phẩm rồi quay lại bán hàng mất sơ sơ 7 thao tác để thực hiện

– App Nhanh chưa hỗ trợ tạo các đơn online. Nói chung app Nhanh chỉ nên dùng để quản lý hàng hóa, đơn hàng thôi.

Trên đây là một số review, cảm nhận khi sử dụng 3 app quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể tải về dùng thử xem app nào phù hợp nhất với mình để sử dụng. Sapo cả bán hàng offline-online đều đáp ứng tốt, Kiotviet thiên về bán hàng thì ok hơn, còn Nhanh thì thiên về quản lý ok hơn.  

Bài viết cùng chủ đề

Về THANH THỊNH BÙI

Thanh Thịnh Bùi là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kinh doanh Online. Anh là CEO Enternet Việt Nam, tác giả 2 đầu sách kinh doanh bán chạy, nhà đầu tư cá nhân xuất sắc.

.
.