Bạn muốn bắt đầu với công việc kinh doanh riêng ?

Bạn muốn mở doanh nghiệp để phục vụ việc bán hàng và tạo thương hiệu trên thị trường ?

Bạn cần hiểu rõ toàn bộ các thủ tục, quy trình và những hồ sơ pháp lý liên quan, cần thiết để thành lập doanh nghiệp ?

Bạn cần một doanh nghiệp đủ uy tín trên thị trường, rõ ràng về chi phí và có khả năng xử lý pháp lý tốt ?

Mình cũng từng như các bạn cách đây vài năm. Mình hiểu rõ được những khó khăn và lo lắng của bạn ngay bây giờ.

Vì thế, hãy xem kỹ bài viết này nhé. 

Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để đưa ra quyết định nên chọn dịch vụ nào và ở đâu đấy.

Mức độ uy tín và thương hiệu của dịch vụ đó trên thị trường

Trước khi lựa chọn gửi gắm việc thành lập doanh nghiệp của mình cho một dịch vụ nào.

Thì việc tìm đến những dịch vụ hàng đầu trong ngành, có thương hiệu và uy tín sẽ giúp bạn rất nhiều điều không đáng có như:

  • Tránh được những sai sót trong vấn đề pháp lý.
  • Thực hiện đúng quy trình và các giấy tờ cần thiết.
  • Thời gian thực hiện và chi phí không bị quá cao hay phát sinh phụ phí
  • Tốc độ xử lý hồ sơ, giấy tờ và chứng từ nhanh chóng đúng hẹn
  • Cuối cùng, là sự tư vấn và hỗ trợ sau dịch vụ.

Để có được uy tín và thương hiệu mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp phải luôn có đủ các yếu tố như:

  • Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có nghiệp vụ pháp lý cao.
  • Được thực hiện bởi các chuyên gia ngành luật, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
  • Đội ngũ chăm sóc tư vấn viên phải có sự nhiệt tình, tử tế và trách nhiệm.
  • Dịch vụ được chia nhỏ rõ ràng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Hoặc dịch vụ trọn gói nhằm phục vụ khách hàng tối đa nhất có thể.
  • Thực hiện các báo cáo thuế sau khi thành lập doanh nghiệp tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.

Những điều nay luôn được đảm bảo bởi dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín. 

Có thể nói ngắn gọn lại thì bạn cần 3 tiêu chí:

Nhanh Chóng - Bảo Mật - Chính Xác

Trong trường hợp bạn cần một doanh nghiệp hội tụ đủ 3 tiêu chí trên, mà còn có chi phí cực kỳ hấp dẫn thì có thể tham khảo tại đây.

Bạn muốn thành lập doanh nghiệp ?

Nhanh Chóng - Bảo Mật - Chính Xác

Quy trình rõ ràng và bảng giá phù hợp với nhu cầu khách hàng

Ở bước thứ 1 mình đã chỉ ra đặc điểm của một dịch vụ có uy tín là như thế nào.

Vì thế ở bước thứ 2 mình sẽ nói đến quy trình công việc mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó làm cho bạn.

Vì sao bạn cần quan tâm kỹ đến quy trình làm việc này ?

Bởi vì nó sẽ giúp bạn kiểm soát được doanh nghiệp dịch vụ có 

  • Có thực hiện đúng quy trình không ?
  • Có thực hiện trong thời gian đã hẹn không ?
  • Có đang bỏ sót bước nào không ?
  • Có đang bị vướng, chờ bổ sung ở bước nào không ?

Một doanh nghiệp rõ ràng về quy trình, sẽ là một doanh nghiệp làm việc có mô hình chi tiết và cụ thể.

Đối với ngành luật thì việc tạo ra sự chi tiết và cụ thể, sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều những rủi ro không đáng có.

Sau đây là trọn 21 bước chuẩn quy trình thành lập doanh nghiệp mà bạn cần lưu lại để so sánh với các doanh nghiệp với nhau.

Từ đó tìm ra cho mình một doanh nghiệp tốt nhất.

  1. 1
    Chuẩn bị giấy đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế
  2. 2
    Bàn giao các hồ sơ giấy tờ gốc để doanh nghiệp lưu giữ khi các cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp có thể xuất trình bản gốc hoặc photo.
  3. 3
    Đặt làm con dấu cho doanh nghiệp.
  4. 4
    Thông báo mẫu dấu doanh nghiệp đến cơ quan công an.
  5. 5
    Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp tại các trụ sở ngân hàng.
  6. 6
    Thông báo thông tin tài khoản ngân hàng lên sở Kế Hoạch và Đầu Tư của Thành phố.
  7. 7
    Khắc dấu chức danh cho giám đốc công ty và người đại diện pháp luật.
  8. 8
    Công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia.
  9. 9
    Lập bộ hồ sơ vốn / sổ thành viên / cổ đông doanh nghiệp.
  10. 10
    Thành lập bộ hồ sơ pháp lý thuế lần đầu
  11. 11
    Lập tài khoản khai thuế điện tử tại: nhantokhai.gdt.gov.vn của Tổng cục thuế thành phố
  12. 12
    Lập tài khoản dịch vụ nộp thuế điện tử tại: nopthuedientu.gdt.gov.vn của Tổng cục thuế
  13. 13
    Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp
  14. 14
    Phát hành hóa đơn điện tử hoặc hoá đơn giấy theo nhu cầu và phù hợp pháp lý
  15. 15
    Nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử đến cơ quan nhà nước
  16. 16
    Cùng khách hàng chuẩn bị hồ sơ tiếp đón cơ quan thuế thanh tra và giám sát hoạt động thuế của doanh nghiệp thời gian đầu
  17. 17
    Cung cấp mẫu hồ sơ nội bộ: Biên bản họp; quyết định bổ nhiệm; ủy quyền; uỷ nhiệm …
  18. 18
    Bảng hiệu doanh nghiệp, treo bảng địa chỉ và bảng hiệu doanh nghiệp để cơ quan chính quyền thanh tra
  19. 19
    Liên hệ đặt và thanh toán 500 số hóa đơn điện tử của quý đầu trong kỳ kế toán
  20. 20
    Liên hệ mua và thanh toán chữ ký số hoặc đăng ký chữ ký doanh nghiệp/ giám đốc.
  21. 21
    Các dịch vụ kế toán trong quý đầu khi doanh nghiệp mới thành lập

Cuối cùng, một doanh nghiệp phải có nội lực để có thể cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Điều đó đến từ khả năng pháp lý hay nói cụ thể hơn là đội ngũ pháp lý của doanh nghiệp đó.

Hiểu rõ tính pháp lý khi tư vấn dịch vụ điều kiện thành lập doanh nghiệp mới

Để chi tiết và rõ ràng, thì bạn cần nắm được một số điều quy định của Luật 68/2014/QH13 về thành lập doanh nghiệp mới

Điều 20. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân

  1. 1
    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. 2
    Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh

  1. 1
    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. 2
    Điều lệ công ty.
  3. 3
    Danh sách thành viên.
  4. 4
    Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  5. 5
    Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. 1
    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. 2
    Điều lệ công ty.
  3. 3
    Danh sách thành viên.
  4. 4
    Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

  1. 1
    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. 2
    Điều lệ công ty.
  3. 3
    Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. 4
    Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

  1. 1
    Tên doanh nghiệp.
  2. 2
    Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  3. 3
    Ngành, nghề kinh doanh.
  4. 4
    Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  5. 5
    Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
  6. 6
     Thông tin đăng ký thuế.
  7. 7
    Số lượng lao động.
  8. 8
    Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.
  9. 9
    Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Mình sẽ giúp bạn thành lập doanh nghiệp một cách tốt nhất !

Hiện tại, mình đang muốn giúp đỡ những bạn mới đang tìm hiểu về việc thành lập doanh nghiệp.

Vì vậy, mình đã quyết định thành lập Công ty Enternet . Nhằm đáp ứng các nhu cầu của các bạn một cách chuyên nghiệp nhất.

Đến lượt bạn

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy mạnh dạn bình luận phái dưới, mình sẽ hỗ trợ cho bạn trong vòng 24 tiếng.

Cảm ơn và hẹn gặp lại bạn

0 0 votes
Đánh giá bài viết