Tại sao phải bán hàng trên Shopee ngay khi bắt đầu kinh doanh? Tác giả Thanh Thịnh 223Gia nhập thị trường từ nửa cuối năm 2016 đến nay, Shopee đang nổi lên như một cái tên dẫn đầu các sàn thương mại điện tử Việt Nam và là thương hiệu hàng đầu để người kinh doanh online tham gia thị trường bán buôn trong kỷ nguyên 4.0. Trong bài viết này, Thịnh cùng đội ngũ sẽ giúp bạn có những thông tin tổng quan về Shopee, một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu về lượng người tiêu dùng hiện nay, để bạn quyết định có bán hàng trên Shopee hay không?Tham khảo nên mua follow shopee ở đâu uy tín?1. Thông tin tổng quan về sàn thương mại điện tử ShopeeShopee là trang thương mại điện tử do tập đoàn SEA của Forrest Li thành lập tại Singapore vào năm 2015. Đây là sàn thương mại trực tuyến, trung gian kết nối người mua và người bán, giúp quá vận hành được đơn giản hóa. Ở đó, người bán đăng thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà không cần tư vấn hoặc vận chuyển và người mua có thể truy cập thông tin này một cách trực quan mà không cần đến cửa hàng.Bạn tham khảo thêm tại đây: https://thanhthinhbui.com/shop-yeu-thich-Shopee/Shopee hiện đã có mặt tại 7 quốc gia ở Châu Á: Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philippines và đặc biệt ngày 8/8/2016, Shopee chính thức ra mắt tại Việt Nam. Shopee hoạt động theo mô hình hợp tác đôi bên cùng có lợi, theo cơ chế WIN-WIN. Và bây giờ nó đang dần trở thành một kênh bán hàng online có thể thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, thay vì họ phải đi mua trực tiếp tại các cửa hàng truyền thống.Nền tảng thương mại điện tử này luôn được cập nhật các tính năng mới để người bán và người mua có thể dễ dàng trao đổi thông tin trong hoạt động mua sắm. Một số tính năng tuyệt vời trên Shopee có thể kể đến như:– Tương thích và thuận tiện khi sử dụng trên Website lẫn nền tảng di động– Live Chat 24/24– Thanh toán an toàn với nhiều lựa chọn về phương thức thanh toán– Miễn phí sử dụng– Giá cả và hình thức vận chuyển linh hoạt2. Cơ hội tiếp cận khách hàng khi bán hàng trên ShopeeShopee là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập hàng tháng cao nhất hiện nay với hơn 45 triệu lượt, vì vậy bán hàng trên Shopee bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng và phát triển kinh doanh của mình.Hiện nay, Shoppe cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi và giảm giá cho các cửa hàng khi tham gia các hoạt động của sàn. Đây là thời điểm mà các cửa hàng trực tuyến nên tận dụng cơ hội để quảng cáo miễn phí sản phẩm và thương hiệu của mình. Với việc đăng ký gian hàng trên Shopee, Shopee không yêu cầu phải có giấy phép đăng ký kinh doanh và bạn sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí thuê gian hàng, thuê nhân viên,…Trên sàn thương mại Shopee hiện nay có hàng trăm ngành hàng khách nhau, người bán cũng rất nhiều và sản phẩm thì cực kỳ phong phú nên bạn cần tìm hiểu kỹ sản phẩm của mình để tạo ra cơ hội phát triển nhé.3. Ưu điềm và nhược điểm khi bán hàng trên Shopee3.1. Ưu điểm:Rất nhiều người quyết định có bán hàng trên Shopee hay không dựa trên số lượt truy cập vào trang Website. Thực tế, đây là một lợi thế rất lớn của Shopee khi Website của họ đã vượt qua Lazada và Tiki để dẫn đầu về lượt truy cập của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng và giúp sản phẩm của bạn đến tay người mua, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu kinh doanh online. Shopee cũng hỗ trợ giá cước vận chuyển cho các đơn hàng với chính sách cực hấp dẫn.Đăng ký để bán hàng trên Shopee rất đơn giản, bạn không phải tốn một xu nào để tạo gian hàng và đăng sản phẩm, thậm chí Shopee còn cung cấp các công cụ quảng bá sản phẩm miễn phí và trả phí. Đây thực sự là một thế mạnh rất lớn của Shopee cho những người mới bắt đầu kinh doanh online.Ngoài ra, chủ shop cũng có thể tạo mã giảm giá cho riêng mình khi bán hàng qua Shopee. Đây là điều kiện thuận lợi để các chủ shop, đặc biệt là người mới kích cầu khách hàng bằng các mã khuyến mại, mã giảm giá. Bạn có thể tạo mã giảm giá cho toàn bộ sản phẩm hoặc chỉ cho một sản phẩm cụ thể.3.2. Nhược điểm:Phải công nhận Shopee có rất nhiều ưu điểm nổi bật và khá thuận tiện cho người mới bắt đầu muốn kinh doanh online. Tuy nhiên, không có sàn thương mại nào là tối ưu cả, nó vẫn có những nhược điểm mà bạn cần lưu tâm trước khi tung ra các hoạt động bán hàng hay chiến dịch kích cầu tiêu dùng.– Như bạn đã biết thì việc lập gian hàng trên Shopee rất đơn giản nên mức độ cạnh tranh cũng rất cao vì có nhiều shop đang bán hàng giống như bạn.– Tuy có chính sách vận chuyển tốt nhưng phí ship của Shopee sẽ cao với các đơn hàng không đủ điều kiện tối thiểu về tổng giá tiền/đơn hàng mà Shopee quy định.– Sàn thương mại nào cũng vậy, việc các shop online không được kiểm duyệt gắt gao đã lợi dụng điều này để bán các sản phẩm giả, hàng nhái kém chất lượng.– Cuối cùng là tình trạng bán phá giá sản phẩm, điều này ảnh hưởng đến các shop buôn bán đúng yêu cầu của nhà cung cấp. Hiện nay nhiều người đã áp dụng biện pháp tăng follow shopee để tạo độ uy tín cho việc kinh doanh cho shop. Bạn có thể tham khảo về hướng dẫn tăng like shopee tại đây.4. Những quy định bạn cần lưu ý trước khi bán hàng trên Shopee4.1 Quy định chungCác các nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee có thể thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán sản phẩm, dịch vụ và không trái pháp luật.Các gian hàng khi tham gia vào Shopee phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, không thuộc các trường hợp cấm mua bán, cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật.Hoạt động mua bán hàng hóa qua sàn thương mại điện tử Shopee phải được thực hiện công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.Toàn bộ nội dung của quy định này phải tuân theo hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Thành viên tham gia Sàn giao dịch TMĐT Shopee cần tự hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình đối với luật pháp hiện hành của Việt Nam và cam kết tuân thủ các nội dung của Quy chế Sàn giao dịch Shopee.4.2. Quy định về quy trình đăng ký hoạt động để bán hàng trên ShopeeĐăng ký tài khoản Shopee bằng Mail hoặc SĐTShopee yêu cầu phải xác nhận và kích hoạt tài khoản qua thông tin bạn đã đăng ký trước đóSau đó bạn hãy đăng nhập và tiến hành xây dựng gian hàng của mình:– Chuẩn bị thông tin gian hàng và sản phẩm với 2 loại cả nội dung bằng chữ và hình ảnh.– Phần mô tả sản phẩm được giới hạn trong 3000 ký tự, Shopee mặc định Font chữ chung cho cả sàn.– Hình ảnh sản phẩm hay banner trang trí được định dạng theo dạng ảnh jpg, bmp, hoặc png.Sau khi hoàn tất thông tin của gian hàng và sản phẩm bạn có thể đăng nội dung lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee.Cuối cùng, Shopee sẽ có thao tác kiểm duyệt thông tin sản phẩm, dịch vụ trước khi công khai cho người mua hàng.4.3. Chính sách vận chuyển của Shopee – bạn cần đọc kỹ để không bị độngKhi gian hàng của bạn có khách hàng đặt mua, Shopee sẽ chuyển thông tin đơn hàng đó đến cho bạn và xác nhận đồng ý có hàng cho khách hàng.Sau đó, Shopee sẽ yêu cầu đơn vị vận chuyển của mình đến địa chỉ nhận hàng của bạn và giao hàng đến nơi khách hàng có thể nhận giống thông tin đặt hàng.Thời gian giao hàng được tính từ lúc bạn xác nhận đã giao đơn hàng cho nhà vận chuyển và nhà vận chuyển giao đến khách hàng lần thứ nhất.Thời gian giao hàng quy định về vị trí địa lý của bạn và người nhận hàng. Bạn có thể đọc kỹ hơn trên chính sách giao nhận của Shopee tại trang Website của sàn.5. Những bí quyết để bạn bán hàng trên Shopee thật nhiều đơn5.1. Đầu tư xây dựng gian hàng thật đẹp và quảng bá trên nhiều kênhTrước tiên bạn phải hiểu rõ các yêu cầu về hình ảnh và nội dung của Shopee, sau đó thì thực hiện từng bước một:– Thiết kế không gian gian hàng mang màu sắc riêng của bạn.– Hình ảnh sản phẩm lạ mắt, độc đáo.– Nội dung giới thiệu về sản phẩm phải chính xác và thu hút.Sau đó là tận dụng các kênh quảng bá miễn phí của bạn để thu hút khách hàng là bạn bè, người thân mua hàng trải nghiệm và đánh giá tích cực cho bạn. Kênh quảng bá ngoại sàn bạn có thể áp dụng như đăng lên trang cá nhân Facebook, Fanpage thương hiệu của bạn, Zalo, Instagram…5.3. Đẩy sản phẩm trên Shopee hoặc thực hiện các chiến dịch quảng cáo nội và ngoại sànBạn có thể đẩy hình ảnh sản phẩm của mình lên trên trang cùng ngành hàng để nó được lên top và nổi bật, khách hàng sẽ nhìn thấy bạn đầu tiên và cơ hội bán được hàng cũng tăng theo.Nếu có nguồn lực tốt, bạn có thể chạy các chiến dịch quảng cáo nội và ngoại sàn trên Shopee:– Quảng cáo nội sàn thì cơ bản là bạn sẽ chạy từ khóa liên quan đến sản phẩm của mình, nếu có khách hàng “tìm kiếm” trên Website của Shopee thì sản phẩm của bạn sẽ hiện lên ngay đầu trang sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu.– Quảng cáo ngoại sàn, bạn có thể hiểu là bạn dùng một công cụ khác chạy quảng cáo để tìm kiếm khách hàng, sau đó, khách hàng sẽ làm thao tác mua sắm cuối cùng tại gian hàng của bạn trên Shopee. Ví dụ: Bạn chạy quảng cáo trên Facebook theo hình thức “Click to Website” về gian hàng của bạn trên Shopee để khách hàng thực hiện việc mua sắm.5.4. Phản hồi tin nhắn và tương tác khách hàng nhanh chóng, thân thiệnNgoài việc đầu tư vào sản phẩm, xây dựng thương hiệu và quảng bá chất lượng sản phẩm, bạn cũng nên chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong kinh doanh online, khách hàng không thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm do đó bạn phải luôn luôn chủ động giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, vận chuyển, thanh toán, … đồng thời giúp khách hàng tin tưởng sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Nếu bạn làm tốt điều này thì đơn hàng thành công sẽ tăng mỗi ngày.5.5. Luôn luôn quan tâm và đăng ký tham gia các chương trình khuyến mãi phù hợpShopee có cực kỳ nhiều các hoạt động và chiến dịch bán hàng liên quan đến việc khuyến mãi như Sale lớn này 9.9, Black Friday, ngày độc thân 1111…Nếu bạn tham gia các hoạt động này, gian hàng của bạn sẽ được quảng cáo miễn phí thông qua các chương trình khuyến mãi, trợ giá của Shopee. Khách hàng quan tâm đến giá cả và các chương trình khuyến mãi mà họ có thể mua được giá “hời” và đây chính là cơ hội sản phẩm của bạn tiếp cận dễ dàng khách hàng mục tiêu.Kết luận Qua bài viết này, Thịnh và đội ngũ luôn mong muốn những người bắt đầu kinh doanh online nên sẵn sàng đầu tư thời gian và tâm trí để xây dựng một gian hàng trên Shopee. Cơ hội luôn đi kèm thách thức, bạn hiểu rõ cách vận hành của sàn thương mại điện từ này thì bạn sẽ dễ dàng có những trái ngọt khi bán hàng trên Shopee. Chúc bạn thành công.KHÓA HỌC KINH DOANH THANHTHINHBUIBài viết cùng chủ đề TOP 8 Check list tiêu chí chọn sản phẩm bán hàng Shopee Nên bán hàng trên Facebook hay Shopee? SEO Shopee là gì? Cách SEO sản phẩm Shopee đạt thứ hạng... 4 lợi ích khi bán hàng trên Shopee Freeship Extra Shopee là gì? Có nên đăng ký không? Shopee Premium là gì? Trải nghiệm mua sắm hàng hiệu online Sao quả tạ trên Shopee là gì? Những điều cần biết Bán hàng Shopee cần gì? Mẹo bán hàng hiệu quả 2023 (P1)... 4 Bước xoá tài khoản Shopee thành công và dễ làm được... Phí bán hàng trên Shopee là gì? Có bao nhiêu loại phí...