Trải qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, tính đến thời điểm hiện tại Shopee lọt top các sàn Thương mại Điện tử có nhiều lượt truy cập nhất. Không chỉ phổ biến trong thị trường online Việt Nam, Shopee còn vươn ra các quốc gia Châu Á khác. 

Dự kiến, trong tương lai, tốc độ tăng trưởng của Shopee còn vượt bậc hơn nhiều.

  • Bạn là một người kinh doanh online
  • Bạn đang muốn liên kết - trở thành đối tác với Shopee?
  • Bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn ưu - nhược điểm của sàn Shopee? 

Mình chắc chắn, bài viết này là dành cho bạn. 

Ở nội dung lần này, mình sẽ phân tích chi tiết những điểm cộng, những điểm chưa thực sự phù hợp của Shopee đối với thị trường kinh doanh online - cụ thể là Việt Nam.

Ưu và nhược điểm khi kinh doanh trên Shopee

Như thường lệ, nếu sau khi đọc xong bài viết của mình, nhưng bạn vẫn còn thắc mắc? Đừng ngại mà hãy để lại một dòng bình luận bên dưới. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và gửi đến bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất!

Bây giờ, hãy tập trung cùng mình nhé!

Shopee ở thời điểm hiện tại

Mình vừa xem qua bảng xếp hạng chỉ số toàn ngành Thương mại Điện tử tại Việt Nam vào dịp cuối năm. Và như bạn biết đấy, không ngoài dự đoán, sức mua của người dùng tăng cực kỳ cao so với tháng 11. 

Đặc biệt, kể từ khi Đại dịch Covid gây ảnh hưởng đến hình thức buôn bán trực tiếp, mua hàng online - trực tuyến càng được đẩy mạnh hơn. Lượng traffic truy cập vào các sàn Thương mại Điện tử cũng như tốc độ tăng trưởng cao hơn bao giờ hết. 

Chưa kể vào dịp cuối năm, các sàn Thương mại Điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo đã tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá cuối năm.

Và, Shopee chỉ xếp sau Lazada - theo như bảng xếp hạng toàn sàn Thương mại Điện tử.

Xếp hạng Thương mại Điện tử dịp cuối năm

Mô hình kinh doanh của Shopee

Theo thông tin trước đây, ban đầu Shopee theo mô hình C2C - Consumer to Consumer. Mô hình này theo hướng Shopee sẽ là trung gian giữa người bán cá nhân đến người mua. 

Tuy nhiên, thời gian sau này, Shopee đã triển khai thêm mô hình kinh doanh online B2C - Business to Consumer. Nghĩa là Shopee sẽ đóng vai trò liên kết giữa doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng. 

Liên tiếp sau đó, Shopee đã triển khai các nhánh khác như Shopee Mall - cung cấp sản phẩm chính hãng, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hay như Shopee Premium - chuyên các sản phẩm thương hiệu cao cấp 100%. 

Cho đến nay, mô hình kinh doanh trên Shopee vẫn đang triển khai rất hiệu quả, thậm chí còn thu hút thêm rất nhiều nhà bán tham gia liên kết kinh doanh.

Bán hàng trên Shopee đang dần trở thành xu hướng khi kinh doanh online tại Việt Nam.

Ưu điểm khi kinh doanh trên Shopee

Như mình đã chia sẻ ở phần đầu, Shopee theo mô hình kinh doanh C2C và B2C. Chính vì vậy, nếu bạn là một cá nhân mới bắt đầu kinh doanh online, bạn có thể dễ dàng tạo tài khoản, xây dựng gian hàng trên Shopee để bán.

Mô hình kinh doanh trên Shopee - C2C

Để trở thành đơn vị liên kết với Shopee khá dễ dàng, bạn chỉ cần liên hệ với Đội ngũ hỗ trợ nhà bán là đã có thể bắt đầu trở thành người kinh doanh trên sàn Thương mại Điện tử Shopee. 

Ngoài việc hỗ trợ nhà bán mới một cách nhiệt tình, Shopee còn thiết lập hệ thống gợi ý sản phẩm, giúp người mua dễ dàng tìm kiếm và sở hữu hàng hóa đúng nhu cầu nhất. À và tất nhiên nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị các shop có lượt like cao, follow cao nhất lên trước. Các chỉ số này nếu bạn là 1 nhà bán hàng mới thì không thể nào cạnh tranh lại các shop đã bán trước đây, vì vậy cũng cần nên tăng like Shopee, tăng follow Shopee để có thể cạnh tranh với các shop lâu năm.

Người mua và người bán có thể trực tiếp trao đổi, trò chuyện với nhau trên nền tảng chat của Shopee.

Bạn có thể bán hàng, có thể mua hàng bất chấp khoảng cách địa lý. Ngay cả ở khu vực ngoài Việt Nam, Shopee vẫn hỗ trợ hai bên mua - bán trao đổi thông tin với nhau thông qua trình dịch tự động. 

Tương tự như vậy, mô hình B2C giúp người mua tiếp cận các sản phẩm chất lượng, đúng với nhu cầu. Giúp bên bán mở rộng thêm nền tảng bán hàng online.

Mô hình kinh doanh trên Shopee - B2C

Nhược điểm khi kinh doanh trên Shopee

Vì đầu vào của Shopee đối với các gian hàng thông thường khá dễ nên phần đầu việc kiểm soát chất lượng hàng hóa đôi khi không đảm bảo. 

Đôi khi khách hàng nhận được sản phẩm không đúng mô tả, không vừa ý nhưng chưa hiểu rõ sự tình lại bóc phốt cho rằng Shopee không kiểm soát được chất lượng. 

Và đó cũng là lý do mà Shopee Mall, Shopee Premium ra đời. 

Hai nhánh này của Shopee được biết đến thông qua các tiêu chí kiểm duyệt gian hàng chất lượng, sản phẩm đạt chuẩn, tỉ lệ hoàn/ hủy đơn thấp, tỉ lệ phản hồi và feedback khách hàng ổn định. 

Việc tạo ra cơ hội kinh doanh online ở thời đại công nghệ số thật sự không quá khó đối với sàn Thương mại Điện tử nói chung. Tuy nhiên, song song với đó cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến uy tín của các sàn.

Vậy có nên kinh doanh trên Shopee

Nếu bạn là một người thường xuyên tìm hiểu về xu hướng phát triển của Shopee + đọc bài viết của mình nữa thì chắc chắn bạn đã tìm ra được câu trả lời. 

Có nên hay không?

Tất nhiên để đảm bảo quá trình mua bán hàng, kinh doanh online được diễn ra thuận lợi, bạn đâu chỉ phụ thuộc vào sàn trung gian. 

Song song với đó, bạn cần kiểm soát quy trình bán hàng, kiểm soát đầu vào của chất lượng sản phẩm, tạo thêm độ uy tín thông qua dịch vụ chăm sóc/hậu mãi khách hàng. 

Ngoài ra bạn cũng nên mua follow Shopee để tăng độ uy tín cho cửa hàng của mình nhằm thu hút khách hàng mới.

Có như vậy, công việc kinh doanh của bạn mới dần ổn định và sau đó sẽ là tiềm lực phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Chắc hẳn bạn đã trông chờ những kinh nghiệm đặc biệt giúp mình có thể bán hàng trên Shope 1 cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí và thành công.

  • Vì sao các khách hàng của em chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu mà không đặt mua hàng?
  • Làm thế nào để chị có thể gia tăng doanh số bán hàng trên Shopee trong mùa mua sắm sắp tới?
  • Có cách nào để tự động hoá các bán hàng không ?

Với TOP 20 Cách Bán hàng Shopee thành công mà mình chia sẻ ngay sau đây, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề trên.

Tóm lại 

Trên hết, việc tự cho bản thân một cơ hội kinh doanh online, tích lũy kinh nghiệm là điều mình nghĩ bất cứ ai cũng nên cần - nếu bạn thấy phù hợp. 

Và Shopee là một trong những sàn Thương mại Điện tử dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Hãy tận dụng ngay cơ hội bây giờ để trở thành người kinh doanh trên Shopee sớm. Biết đâu, trong tương lai không xa bạn sẽ thành công, bán được trăm đơn mỗi ngày?

Xin chào bạn và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết khác của https://thanhthinhbui.com/.

0 0 votes
Đánh giá bài viết