Ship COD là gì ? Có nên dùng ship COD không ? Tác giả Thanh Thịnh 211Ship COD là gì ? Bán hàng online có nên sử dụng ship COD không ?Ship COD có lợi gì cho người mua và người bán hàng online ?Mình sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ trong bài viết này nhé.Let's go !Ship COD là gì ?Giao hàng COD là gì ?Giao hàng COD trên sàn thương mại điện tửBước 1: Đặt hàng Bước 2: Xác nhận giao hàng CODBước 3: Vận chuyểnQuy trình giao hàng COD khi bán hàng trên FacebookBước 1: Đặt hàngBước 2: Xác nhận đơn hàngBước 3: Gửi hàng cho các đơn vị vận chuyển CODBước 4: Nhận hàng và thanh toánMặt lợi và hại của giao hàng CODĐối với người bán hàng onlineVới người mua hàng onlineGiao hàng COD là gì ?Giao hàng COD là một hình thức vận chuyển, người giao hàng chỉ thu tiền khi hàng được giao tận tay người nhận, đúng với ý nghĩa từ tiếng anh của nó (COD – cash on delivery, thanh toán tiền mặt khi nhận hàng).Hình thức vận chuyển này rất phổ biến trong bán hàng online và được người mua hàng yêu thích do nó giúp cho khách hàng kiểm tra sản phẩm trước khi trả tiền. Bạn có thể thực hiện giao hàng COD bằng hai cách: Một là sử dụng một nền tảng thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee,…), họ sẽ làm việc trực tiếp với các đối tác vận chuyển có dịch vụ giao hàng CODHai, bạn sẽ bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,… và khi có đơn hàng, bạn sẽ tự liên hệ với các dịch vụ vận chuyển có thu hộ như Giao hàng nhanh, Ahamove,…Để biết cách bán hàng online bằng nền tảng thương mại điện tử hoăc mạng xã hội, hãy tìm hiểu qua đường link sau:Giao hàng COD trên sàn thương mại điện tửBước 1: Đặt hàng Đầu tiên, khách hàng sẽ chọn sản phẩm, bỏ vào giỏ hàng và bấm thanh toán.Bước 2: Xác nhận giao hàng CODSau khi bấm thanh toán, khách hàng sẽ phải điền các thông tin giao hàng như tên người nhận, số điện thoại, địa chỉ giao hàng,… Sau đó khách hàng sẽ phải chọn lựa chọn giao hàng COD, tùy trang thương mại điện tử sẽ có lựa chọn giao hàng COD khác nhau.Ví dụ:TikiShopeeBước 3: Vận chuyểnSau khi khách hàng xác nhận lựa chọn giao hàng COD và tổng số tiền thanh toán, đơn hàng của khách sẽ được giao cho các bên đối tác vận chuyển như Giao hàng nhanh, Ahamove, J&T express,…Bước 4: Nhận hàng và thanh toánNhân viên giao hàng của các đối tác vận chuyển sẽ đến địa chỉ giao hàng do khách cung cấp, gọi điện, gửi hàng và thu tiền mặt. Tùy vào thỏa thuận của khách hàng với người bán sẽ có thêm lựa chọn kiểm hàng trước khi trả tiền hay không.Nên chọn đơn vị vận chuyển nào ?Quy trình giao hàng COD khi bán hàng trên FacebookBước 1: Đặt hàngKhách hàng đặt hàng của bạn thông qua inbox trên Fanpage Facebook hoặc bình luận trên bài viết.Bước 2: Xác nhận đơn hàngSau khi khách hàng đã chấp nhận mua hàng, hãy xin các thông tin bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại để bạn in nó dán lên trên đơn hàng.Bước 3: Gửi hàng cho các đơn vị vận chuyển CODTrong bước này sẽ có các đơn vị vận chuyển tương ứng với nhu cầu của khách hàng và vị trí địa lý.Nếu như khách muốn giao hàng trong ngày ở nội thành Hà Nội hay Thành phố HCM thì các đơn vị như Ahamove, Grab express, Lalamove là sự lựa chọn hợp lý. Chỉ cần đặt qua phần mềm là sẽ có shipper tới ngay shop của bạn, lấy hàng và đem giao. Họ sẽ thanh toán trước cho bạn và thu lại từ người mua.Nếu khách không cần gấp và giao trong nội thành hoặc các tỉnh thì các dịch vụ thu hộ của Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel post, VNpost sẽ tối ưu chi phí nhất. Cách này thì bạn phải tới các địa chỉ chi nhánh của đơn vị vận chuyển gần bạn nhất, cân đơn hàng của bạn và lấy phiếu thu.Lưu ý: Với những đơn hàng mà thời gian giao hàng nhanh (trong 2-3 giờ) thì giá ship sẽ rất cao, còn những đơn hàng mà thời gian giao hàng trên 1 ngày thì sẽ luôn có một mức giá cố định cho tùy đơn vị vận chuyển, cân nặng món hàng và vị trí giao hàng.Bước 4: Nhận hàng và thanh toánSau khi khách đã kiểm tra hàng, và chấp nhận thanh toán thì đối với trường hợp vận chuyển COD thu hộ, thì bạn đem phiếu thu đến các chi nhánh và lấy lại tiền hàng, bạn nhớ kiểm tra bảng giá phí thu hộ để có khiếu nại khi sai sót nhé. Bán hàng trên FacebookBật mí bí quyết bán hàng trên Facebook hiệu quảMặt lợi và hại của giao hàng CODGiao hàng COD có lợi với người mua hàng nhưng nhiều rủi ro cho người bán hàngĐối với người bán hàng onlineĐối tác vận chuyển sẽ giữ tiền thu hộ COD của người bán hàng từ 7 cho tới 30 ngày tùy đơn vị vận chuyển, nếu giá trị đơn hàng lớn thì cửa hàng sẽ bị giữ một nguồn vốn mà trong lúc cần không cách nào lấy ra sử dụng.Có rất nhiều trường hợp hàng hóa bị hư hại do lỗi của đơn vị vận chuyển làm mất uy tín của chủ shop.Người bán hàng sẽ mất thời gian và công sức để quản lý, theo dõi các đơn hàng COD này.Bị khách hàng từ chối nhận hàng, khi đó đơn hàng sẽ bị trả về lại cho người bán và họ phải chịu thêm chi phí trả hàng.Với người mua hàng onlineTránh nguy cơ đã trả tiền nhưng không nhận được hàng.Nhờ được kiểm tra hàng hóa trước khi trả tiền, người mua hàng sẽ tránh tình trạng mua nhầm hàng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu mãTrong trường hợp dù đúng mẫu mã, nhưng khách không còn muốn mua sản phẩm vẫn có thể lựa chọn trả tiền ship cho người bán hàng để hàng được vận chuyển lại cho shop.Bài viết cùng chủ đề Top 3 phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại 6 bước bán hàng trên GrabFood hiệu quả Làm sao để bán hàng trên Amazon hiệu quả ? 7 bước bán hàng trên Alibaba hiệu quả Cách bán hàng order và 4 điều bạn cần biết 15 phần mềm quản lý bán hàng online phổ biến nhất Cách tìm nguồn hàng trên Taobao bán hàng online Bán hàng trên Ebay và 9 điều bạn cần phải biết Làm sao để sử dụng JungleScout spy Amazon 6 bước bán hàng trên Chợ Tốt hiệu quả