Bài viết này dành cho những bạn đang có ý định kinh doanh homestay. 

Nếu bạn vẫn đang không biết bắt tay vào chuẩn bị những gì khi kinh doanh nơi lưu trú? 

Hãy đọc ngay bài viết này! 

Bài viết sẽ định hướng bạn nên bắt đầu từ đâu, quan tâm những yếu tố nào? Nếu không thực sự đưa ra một giải pháp an toàn cho bạn thì đây cũng có thể có thêm một góc nhìn về lĩnh vực kinh doanh lưu trú. 

Và như thường lệ, nếu sau khi đọc bài viết bạn vẫn còn thắc mắc? Đừng ngại mà hãy để lại một dòng bình luận bên dưới. 

Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và gửi lại bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất!

Kinh doanh homestay? Kinh nghiệm cần nắm khi bắt đầu

Homestay là gì? 

Homestay là một loại hình lưu trú rất phổ biến hiện nay dành cho bất cứ ai có sở thích đi du lịch. Tại khu lưu trú dạng này bạn sẽ trải nghiệm ăn, uống, ngủ nghỉ, 

Homestay là một trong những loại hình du lịch mà bạn sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, nơi mà bạn chọn du lịch. Để thông qua đó bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và khám phá những văn hóa, con người, đặc điểm vùng miền tại khu vực đó. Du khách phải làm thủ tục thuê như nhà nghỉ nhưng mang lại cảm giác thoải mái hơn

Homestay sẽ rất phù hợp đối với những vị trí có địa hình đa dạng như Việt Nam. 

Kinh doanh homestay khi mới bắt đầu

Homestay là một trong những loại hình du lịch mà bạn sẽ nghỉ, ngủ lại tại nhà người dân địa phương, nơi mà bạn chọn du lịch, để thông qua đó bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và khám phá những văn hóa, con người, đặc điểm vùng miền tại khu vực đó. Du khách phải làm thủ tục thuê như nhà nghỉ nhưng mang lại cảm giác thoải mái như ở nhà khi đi du lịch.

Tại sao nên kinh doanh homestay? 

Về lợi nhuận

Bất cứ một ai khi bắt đầu kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận hàng đầu. Cũng bởi đây là yếu tố khá quan trọng giúp duy trì công việc kinh doanh trong tương lai. 

Thị trường càng có lợi nhuận cao, càng có độ cạnh tranh lớn lại càng có nhiều người tham gia kinh doanh. Và kinh doanh homestay cũng là một trong những ngành có tỷ lệ sinh lợi nhuận cao hiện nay. 

Kinh tế phát triển, chất lượng đời sống cải thiện hơn dẫn đến nhu cầu du lịch để thư giãn, nghỉ ngơi cũng rất được ưa chuộng. Ngoài khách sạn là nơi lưu trú dạng truyền thống thì homestay là địa điểm được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. 

Chưa kể đến những homestay được đầu tư kỹ lưỡng về sự mới lạ, chăm chút cho sự thoải mái của khách hàng. Cộng thêm nếu ở vị trí thuận lợi di chuyển, vị trí mới lạ hơi bình yên một chút thì có thể bạn sẽ thu được lợi nhuận nhanh sau khi đã hoàn vốn đầu tư.

Thị trường lớn 

Như mình đã đề cập ở trên, khách sạn là hình thức lưu trú kiểu truyền thống nhưng homestay lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo. Đặc biệt với dân du lịch họ luôn mong muốn khám phá ra thêm những điều mới mẻ mỗi khi có cơ hội nghỉ ngơi. 

Thị trường du lịch cực kỳ tiềm năng

Bạn cứ yên tâm là thị trường du lịch sẽ không bao giờ bị bão hòa. Khách du lịch vẫn còn đi, vẫn còn trải nghiệm thì tiềm năng kinh doanh những địa điểm lưu trú như homestay sẽ không bao giờ bị thụt lùi. 

Nếu bạn có vốn, có ý tưởng kinh doanh, có người hỗ trợ thì tại sao không đầu tư kinh doanh homestay ngay bây giờ?

Dễ triển khai

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều mô hình homestay được xây dựng và phát triển. Bạn vẫn có thể sử dụng những căn phòng có sẵn, sửa sang lại và cho khách du lịch thuê dạng homestay. 

Chỉ cần một số vốn nhỏ để tân trang lại khu vực bên trong phòng, đầu tư thêm một chút xíu về khu vực bên ngoài, bạn đã có thể triển khai cho homestay hoạt động rồi.

  • Doanh thu bán hàng giảm nhưng bạn không biết khắc phục như thế nào?
  • Bạn sợ đề ra đại một giải pháp sẽ không thành công?
  • Bạn băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu? 

Mình hiểu được nhưng lo lắng này, vì mình đã trải qua giai đoạn giống như bạn. Tuy nhiên, mình đã vượt qua được.

Nếu như bạn đã đọc đến phần này, chúc mừng bạn!! Đây sẽ là một bài viết giải quyết phần nào  nỗi lo mà bạn đang gặp phải. 

Đúng vậy, tăng doanh thu luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào.

Giải pháp tăng doanh thu hợp lý sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh so với các đối thủ khác.

Yếu tố khách hàng quan tâm khi chọn lựa homestay lưu trú?

Mình cũng là một dân hay đi du lịch và dựa vào những trải nghiệm thực tế cũng như mong muốn có được khi chọn lựa nơi lưu trú, mình nghĩ bạn cần chú ý các yếu tố sau khi bắt đầu kinh doanh homestay:

  • Không gian sạch sẽ
  • Chất lượng giường ngủ
  • Đầu tư vào gian bếp
  • Cân nhắc thêm dịch vụ cho thuê xe
  • Giá cả cũng là yếu tố quan trọng

Kinh nghiệm cần nắm khi kinh doanh homestay? 

Chuẩn bị vốn

Phần vốn bạn hoàn toàn có thể linh hoạt tùy theo mục tiêu, mô hình kinh doanh. Không nhất thiết khi kinh doanh homestay phải có số vốn thật nhiều mới có thể chọi trên thị trường. Số vốn có thể vài chục triệu đến vài trăm hoặc lớn hơn. 

Quan trọng nhất vẫn dựa vào quy mô kinh doanh của bạn. 

Tuy nhiên, mình có một lưu ý đến các bạn đang chuẩn bị kinh doanh homestay trong tương lai. Dù đầu tư vốn bao nhiêu, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số vốn hoặc nguồn xoay dự trù trong trường hợp mở rộng quy mô hoặc bù lỗ trong những tháng đầu tiên chẳng hạn. Đó chỉ là kế hoạch phòng bị dành cho bất cứ dân kinh doanh nào hiện nay.

Nghiên cứu thị trường 

Nghiên cứu thị trường là thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng đối với khách hàng tiềm năng và đối thủ của bạn.

Về khách hàng 

Bạn cần khoanh vùng được đâu là nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến khi kinh doanh homestay. 

Lý do tại sao cần biết khách hàng bạn là ai? 

Khi xác định được nhóm khách hàng target, bạn sẽ biết được họ là ai? họ bao nhiêu tuổi? họ có sở thích gì? họ mong muốn điều gì khi đi du lịch? 

Đây sẽ là một lợi điểm dành cho bạn nếu bạn có ý định tiếp thị cả 2 kênh offline và online. 

Trong nhiều trường hợp, vẫn có những bạn sẽ nghiên cứu khách hàng trước, sau đó mới triển khai mô hình kinh doanh theo concept của đối tượng khách hàng đã có được. 

Hoặc bạn vẫn có thể xây dựng concept homestay trước, rồi mới tiến đến quảng bá, nghiên cứu khách hàng. 

Sẽ không có vấn đề gì quá bất cập xảy ra nên như bạn đầu tư kinh doanh homestay nghiêm túc, có chiến lược và kế hoạch phát triển lâu dài.

Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ được thực hiện chính tại khu vực mà bạn có dự định kinh doanh homestay. Bạn cần biết họ đã làm gì? đang làm gì cũng như các yếu tố tác động đến khu homestay của họ, bao gồm:

  • Chất lượng homestay như thế nào?
  • Họ đầu tư vào điều gì chủ yếu?
  • Mức giá của họ là bao nhiêu?

Khi nghiên cứu kỹ về đối thủ bạn mới nắm bắt được những điều họ còn thiếu sót, những gì họ đã bỏ lỡ. Từ đó mới nghiên cứu kế hoạch thu hút khách hàng hơn từ chính đối thủ của bạn. 

Chatbot - Tăng trải nghiệm khách hàng

Tự động hóa toàn bộ quá trình chăm sóc khách hàng

  • Tăng trải nghiệm
  • Tiết kiệm thời gian

Đăng ký kinh doanh

Cũng như rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác, khi kinh doanh homestay bạn cần đăng ký cấp giấy phép và giấy tờ liên quan để có thể đủ điều kiện bắt đầu đưa homestay vào hoạt động. 

Bạn có thể tham khảo thêm tại các group Tự kinh doanh homestay để biết rõ hơn về vấn đề này. 

Liên kết đối tác

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng và website đặt phòng được giới du lịch yêu thích như traveloka hay booking.com.

Các website này thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi, ưu đãi, mã giảm giá,...dành cho dân chuyên du lịch, 

Liên kết đối tác khi kinh doanh homestay

Bạn có thể tìm hiểu các phương thức liên kết với các nền tảng mình kể trên để tiếp cận hơn đến đối tượng khách hàng tiềm năng. 

Ngoài ra, theo như mình biết khi liên kết với các ứng dụng đặt phòng đó bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hỗ trợ trong việc quảng bá nơi lưu trú.

Nhận hỗ trợ quảng bá nơi lưu trú

Tóm lại 

Dù cho kinh doanh bất cứ sản phẩm hay dịch vụ trong ngành nghề nào cũng cần có sự đầu tư nghiêm túc và chiến lược dài hạn. 

Hy vọng những thông tin mình vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm tòi và bổ sung kiến thức về kinh doanh homestay.

0 0 votes
Đánh giá bài viết