Trước kia khi mới bắt đầu chạy quảng cáo Facebook,
Mình đã từng rất thắc mắc cái cách mà Facebook phân phối các bài quảng cáo đến người dùng.
Mình cũng đã từng test rất nhiều bài viết để tự đi tìm câu trả lời.
Dần dần mình nhận ra, đó là do “thuật toán” của Facebook.
Thuật toán Facebook là gì? Nên tận dụng thuận toán Facebook như thế nào để kinh doanh online hiệu quả hơn?
Ngay trong bài viết này mình sẽ tổng hợp tất cả các thông tin mà mình tự nghiên cứu, tích lũy trong những năm vừa qua gửi đến bạn.

Và như thường lệ, nếu sau khi đọc xong bài viết của mình nhưng bạn vẫn còn thắc mắc? Đừng ngại mà hãy để lại một dòng bình luận bên dưới. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và gửi lại các bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất!
Mình tin chắc bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều
Thuật toán Facebook là gì?
Để nói cho kỹ thì rất rườm rà và khó hiểu
Bạn cứ biết như thế này,
Facebook nó sẽ một cái công thức riêng để tính toán, đo lường theo nguyên tắc của nó. Dựa trên những số liệu đó Facebook sẽ dự đoán được bài viết nào sẽ nhận được nhiều tương tác, bài viết nào đích thực hướng đến người (tức là tạo giá trị cho họ theo nhu cầu và mong muốn, sở thích).
Từ đó Facebook sẽ chấm điểm từng bài viết và quyết định phân phối bài viết đó đến người dùng trên mạng xã hội.
Để làm gì?
>> Để giữ chân người dùng ở lại nền tảng của Facebook lâu hơn.
Đó là lý do không phải bài viết nào cũng nhận được lượt hiển thị, tương tác cao.
Nếu nhìn theo cách này, có thể thấy Facebook đang nghĩ đến người dùng nhiều hơn và song song cũng là tạo ra chính giá trị cho nó.
Nếu nhìn theo cách khác, tức là từ góc nhìn của người tạo ra nội dung (người kinh doanh, nhà sáng tạo nội dung,...) họ có thể từ những chỉ số của bài viết nhận được tương tác thấp mà biết rằng:
Từ đó mới tạo ra nhiều bài viết hấp dẫn hơn để Facebook sử dụng thuật toán chấm điểm bài viết cao hơn, phân phối để nhiều người dùng hơn.
Target là một kỹ thuật quan trọng khi chạy quảng cáo Facebook. Khi bạn target chuẩn, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị đúng tới khách hàng tiềm năng.
Thuật toán Facebook hoạt động trên nguyên tắc nào?
Có một điểm chung giữa Facebook và Google, đó là …
Rất thường xuyên thay đổi thuật toán đánh giá.
Mỗi lần Facebook hay Google thay đổi thuật toán, người tiếp thị nội dung trên 2 nền tảng này lại được một phen lao đao. Vì họ phải tự tìm hiểu thuật toán mới trước tiên, vì có lúc Facebook hoặc Google sẽ thông báo trước về việc thay đổi thuật toán, có lúc lại chả lên tiếng nào cả.
Nhưng,
Bất kỳ thay đổi thuật toán ra sao, Facebook vẫn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi chung để hình thành nên thuật toán.
Tính tiềm năng
Như mình đã nói sơ ở trên, Facebook sẽ dựa vào công thức riêng của nó để tính điểm cho bài viết. Tính tiềm năng chỉ những bài viết có khả năng được hiển thị trên bản tin của mỗi người dùng Facebook.
Tín hiệu bài viết
Tín hiệu bài viết tập trung đánh giá những nội dung mang lại giá trị và hướng đến người dùng Facebook.
Hai mục được Facebook đưa ra nhằm miêu tả tín hiệu là:
- Nhà sáng tạo nội dung tạo những hành động nhằm kéo tương tác như: like, share, bày tỏ cảm xúc bài viết.
- Nhà sáng tạo nội dung biết nghiên cứu người dùng thông việc: cập nhật bài viết đúng khung giờ vàng (khung giờ nhiều người dùng online), …
Phù hợp với người dùng
Thuật toán của Facebook sẽ dựa vào những thông tin cá nhân của người dùng để dự đoán những nội dung bài viết phù hợp với người dùng Facebook nhất.
Mức độ liên quan
Mức độ liên quan được đánh giá bằng cách Facebook sẽ tiến hành nghiên cứu nội dung bài viết mà nhà sáng tạo muốn cập nhật. Thuật toán Facebook sẽ đánh giá xem mức độ liên quan của bài viết đối với những sở thích, hành vi của người dùng mà nó thu thập được.
Bài viết nào có mức độ liên quan càng cao, cộng thêm những yếu tố mình vừa kể trên sẽ có khả năng hiển thị lên bản tin nhiều nhất.
Facebook sử dụng thuật toán để phân phối bài viết ra sao?
Nguyên tắc thuật toán Facebook hoạt động mà mình vừa chia sẻ ở phía trên cũng chính là quy trình mà Facebook phân phối bài viết.
Cụ thể, Facebook tiến hành phân phối bài viết qua 4 bước chính:
Tổng hợp nội dung
Ở bước tổng hợp nội dung, Facebook sẽ tiến hành thu thập tất cả những bài viết dựa trên những tiêu chỉ mà mình vừa chia sẻ.
Đánh giá
Sau khi xong bước tổng hợp, Facebook sẽ tự động tiến hành quá trình đánh giá bài viết thông qua: mức độ liên quan, hướng đến người dùng, khung giờ cập nhật bài viết,...
Quá trình đánh giá diễn ra song song với bước dự đoán.
Từ đó sẽ cho ra bảng xếp hạng các bài viết dựa trên điểm giá trị.
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng bài viết sẽ là danh sách xếp hạng theo mức độ ưu tiên của mỗi loại nội dung. Bài post nào được ưu tiên sẽ được Facebook phân phối hiển thị đến người dùng nhiều hơn.
Ngoài ra, thuật toán của Facebook cũng dự đoán mức độ tương tác của người dùng dựa trên nội dung bài viết.
Chẳng hạn như, thời gian gần đây mình có xu hướng hay tương tác vào những bài viết ở mục du lịch. Facebook ghi nhận hành vi này và lại sẽ tiếp tục phân phối những bài viết giống hoặc tương tự với chủ đề du lịch đến mình.
Facebook cũng sẽ dự đoán tỉ lệ mình tương tác với bài viết là bao nhiêu %:
- Click vào xem hình ảnh
- Click xem thêm nội dung
- Like bài viết
- Thả cảm xúc bài viết
- Bình luận vào bài viết
- Share bài viết
Thuật toán đa dạng nội dung
Từ bảng xếp hạng bài viết, Facebook sẽ chọn lọc ra những nội dung có nhiều điểm nhất (dựa trên tiêu chí đánh giá của Facebook), phân theo từng định dạng, kiểu như:
- 5 bài viết dạng chỉ chứa text
- 2 bài viết nội dung video và text
- 3 bài viết dạng album ảnh
- ….
Việc này nhằm tạo sự đa dạng hóa nội dung mới trên bản tin. Đây cũng là cách Facebook khiến người dùng giảm thấy thích thú, không còn cảm giác nhàm chán mỗi khi lướt bản tin và chỉ thấy cùng một loại nội dung xuất hiện liên tục.
Cách mà mình tận dụng thuật toán Facebook
Thật ra cách mà mình tận dụng thuật toán Facebook cũng không quá phức tạp.
Mình chỉ tuân theo những gì mà Facebook đã thông báo, những thuật toán mà Facebook cập nhật.
Kiểu như, bạn là một người chơi trên sân nhà người khác, nên bạn phải liên tục để ý và tuân theo luật lệ của người đó.
Đơn giản vậy thôI!
Mình ví dụ một cách dễ làm nhất đó là …
Sử dụng định dạng hình ảnh Facebook quy định
Nếu bạn đã có fanpage chắc chắn bạn đã biết về kích thước hình ảnh mà Facebook quy định.
Theo đó các hình ảnh mà bạn đăng tải kèm theo nội dung phải đúng với kích thước chuẩn của Facebook.

Một khi bạn không tuân thủ đúng kích thước, bài viết sẽ được đánh giá vào nội dung kém hấp dẫn, kém thu hút.
Ví dụ cụ thể:
Facebook có định dạng hình vuông với kích thước 900*900
Ở mức kích thước này toàn bộ hình ảnh sẽ được hiển thị trực quan trước mắt người dùng.
Nếu bạn sử dụng kích thước không đúng, bị lệch so với kích thước chuẩn thì hình ảnh sẽ rất có khả năng cao bị che mất một phần.
Lúc này trải nghiệm người dùng trên Facebook đã không còn hoàn hảo nữa rồi.
Tạo ra nhiều loại nội dung hơn
Đừng chỉ cứ mãi tập trung vào mỗi loại bài post chứa mỗi phần text.
Bạn cần tạo ra nhiều loại nội dung hơn! Hãy tin mình!

Vì chỉ khi bạn sáng tạo ra nhiều định dạng nội dung, Facebook mới dựa vào những tiêu chí để đánh giá từng loại nội dung của bạn. Tỉ lệ được đánh giá thông qua điểm sẽ cao hơn. Tỉ lệ được vào danh sách ưu tiên hiển thị lên bản tin của bạn cũng sẽ cao hơn.

Thật luôn, bạn cứ áp dụng thử xem!
Liên tục theo dõi tính năng mới
Trước kia khi tính năng livestream vừa mới được công bố, khá nhiều nhà sáng tạo nội dung đã rất biết cách tận dụng. Khoảng thời gian đó tỉ lệ tương tác trên fanpage của họ cực kỳ cao.
Và mới đây, Facebook lại tiếp tục tung tính năng Reels - cũng khá nhiều người theo dõi thông tin và triển khai ngay những video ngắn thông qua Reels.
Thật ra, nếu bạn để ý kỹ thì thuật toán Facebook cũng không quá khó khăn với nhà sáng tạo nội dung. Nó chỉ nghiên cứu, xem xét, chọn lọc những nội dung nào phù hợp với người dùng nhất, những nội dung nào tạo ra giá trị cho người dùng nhất!
Cốt cũng chỉ hướng đến người dùng mà thôi.
Tóm lại là
Theo dự đoán riêng cá nhân mình, những năm tiếp theo mạng xã hội Facebook vẫn là mảnh đất màu mỡ của người kinh doanh online, nhà sáng tạo nội dung.
Vì vậy, chỉ có cách duy nhất là bạn nên tuân theo thuật toán của Facebook, liên tục theo dõi, nghiên cứu, cập nhật nội dung theo thuật toán. Chỉ có như vậy thôi, bạn mới đấu lại rất nhiều đối thủ ngoài kia.
Hy vọng những thông tin mà mình vừa chia sẻ đã giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình thấu hiểu Facebook.
Đừng quên theo dõi và ủng hộ chuỗi các bài viết về kinh doanh online và quảng cáo Facebook do team mình biên soạn.
Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo!