Nếu ví website như một ngôi nhà, thì:

  • Tên miền chính là địa chỉ nhà 
  • Hosting chính là không gian lưu trữ trong nhà

Bài viết trước mình đã giới thiệu đến bạn khái niệm Tên miền là gì?

Ở bài viết này mình sẽ tiếp tục chia sẻ về “Hosting là gì? 7 thông tin quan trọng bạn cần biết khi sử dụng hosting”.

Hosting là gì? 7 thông tin quan trọng bạn cần nắm khi sử dụng hosting

Và như thường lệ, nếu sau khi đọc xong bài viết của mình nhưng bạn vẫn còn thắc mắc? Đừng ngại mà hãy để lại một dòng bình luận bên dưới. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và gửi lại bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất! 

Giờ thì hãy tập trung 100% tâm trí vào nội dung bài viết nhé! 

Hosting là gì?

Hosting là không gian lưu trữ của một website, chỉ khi có sự tồn tại của hosting thì website của bạn mới có thể đăng tải dữ liệu đến người dùng, xuất bản website hay thực hiện bất cứ hoạt động công khai nào lên Internet. 

Hosting (không gian lưu trữ nhỏ) nằm trong một server (không gian lưu trữ lớn). Khi bạn thực hiện mua hosting nghĩa là bạn được chia sẻ một phần trong không gian lưu trữ dữ liệu đó. 

Hosting là gì?

Tại sao bạn cần đến hosting?

Vì hosting là nơi chứa toàn bộ dữ liệu website nên bạn phải cần đến hosting mới có thể công khai website đến bất kỳ ai. 

  • Họ có thể thấy sự hiện diện của website 
  • Họ có thể tìm kiếm website thông qua tên miền và nhìn thấy nội dung trên website
  • Họ có thể chia sẻ thông tin website thông qua URL

Nếu không có hosting chỉ duy nhất mỗi bạn có thể nhìn thấy và sử dụng website. 

  • Không một ai thấy được website của bạn
  • Không một ai có thể tìm kiếm website của bạn
  • Không một ai có thể chia sẻ website của bạn thông qua URL

Các loại hosting được sử dụng phổ biến hiện nay

Nhìn chung có 4 loại hosting phổ biến được mọi người sử dụng nhiều nhất:

  • Share hosting 
  • VPS hosting 
  • Cloud hosting
  • Wordpress hosting

Share hosting 

Share hosting là dịch vụ mua hosting được chia nhỏ thành nhiều gói khác nhau, dùng chung một server vật lý. 

Shared hosting là gói dung lượng lưu trữ tiết kiệm nhất nhưng cũng có tính rủi ro cao nhất. Vì bạn hoàn toàn không nắm quyền quản trị của server chủ. 

Vì hosting này dùng chung với những gói hosting khác nên không có điều gì đảm bảo dữ liệu landing page, website của bạn đôi khi bị mất, bị ăn cắp,...

Share hosting là gì

Hình thức share hosting chỉ phù hợp với những đối tượng người dùng sử dụng landing page nhỏ, website tập trung quảng bá hình ảnh, không chứa thông tin quan trọng. 

VPS hosting

VPS là từ viết tắt của Virtual Private Server - máy chủ ảo. 

Một server vật lý cài đặt một ứng dụng tạo ra nhiều server ảo. Người dùng khi sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo có toàn quyền quản trị máy chủ ảo nhưng chi phí thấp hơn khá nhiều khi so với thuê máy chủ vật lý (máy chủ chính). 

Hosting là gì? VPS hosting

Cloud hosting 

Cloud hosting được hiểu đơn giản là dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây. 

Cloud hosting là gì

Cloud hosting cho phép gộp chung tài nguyên của nhiều server vật lý. Có thể xem cloud hosting là phương thức lưu trữ dữ liệu website tân tấn hơn nhiều so với 2 hình thức kể trên. 

Hơn thế nữa, người dùng có thể tùy chỉnh dung lượng của cloud hosting chỉ trong vòng vài phút thông qua sự hỗ trợ của bên cung cấp dịch vụ hosting. 

Wordpress hosting

Wordpress hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu tích hợp với nền tảng website wordpress. 

Các plugin và themes của website wordpress được tích hợp và hoạt động hiệu quả nhất khi kết hợp với wordpress hosting. 

Wordpress hosting là gì

“Wordpress là một hệ thống mã nguồn mở dùng để xuất bản blog/website. Đây được xem là nền tảng website miễn phí, dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới.”

Cách thức hoạt động của hosting? 

Bạn chỉ cần tải lên các dữ liệu web chứa tại hosting, ngay lúc này nó sẽ gửi một yêu cầu đến server -> server nhận các yêu cầu và phản hồi lại thành công bằng cách cho phép hiển thị nội dung (câu chữ, hình ảnh, video) đến người dùng.

Cách hoạt động của hosting

Hai loại hosting trả phí và hosting miễn phí

Tất nhiên dịch vụ hosting trả phí sẽ hoạt động ổn định hơn hosting miễn phí.

Hiện nay có rất nhiều nền tảng cho phép tạo website không cần phải sử dụng hosting như: blogspot.com, wix.com, wordpress.com,...

Trong trường hợp bạn chỉ có ý định tập tành viết blog,...có thể sử dụng các nền tảng không yêu cầu mua hosting như trên.

Nhưng nếu bạn là một người kinh doanh, có ý định phát triển website ổn định, lâu dài mình khuyên bạn nên đầu từ một website bài bản: có tên miền riêng, sử dụng hosting trả phí - độ ổn định cao. 

Sử dụng hosting trả phí bạn có những quyền sau: 

  • Tùy chọn trỏ về tên miền của riêng bạn 
  • Toàn quyền kiểm soát dữ liệu trang web
  • Những bên cung cấp dịch vụ hosting luôn có chính sách hỗ trợ, cam kết bảo hành khi hosting xảy ra bất cứ vấn đề gì
  • Độ ổn định, bảo mật cao, không giới hạn dung lượng 
Hosting trả phí - ổn định cao

7 điều cần biết khi sử dụng hosting? 

Chuẩn bị thông tin

Trước khi mua hosting bạn cần chuẩn bị một số thông tin liên quan đến quản trị hosting như: 

  • Email
  • Số điện thoại 

Trong trường hợp hosting xảy ra sự cố: mất dữ liệu, không hoạt động ổn định,...Các bên cung cấp dịch vụ sẽ liên lạc thông qua email và số điện thoại để thông báo khẩn về tình trạng hosting ở thời điểm đó cho bạn. 

Quá trình xử lý các vấn đề về hosting có thể kéo dài nếu như bạn không còn giữ email và số điện thoại dùng để đăng ký thông tin ban đầu.

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm thẻ ngân hàng, thẻ visa trong trường hợp thanh toán các gói hosting. 

Lựa chọn loại hosting 

4 loại hosting phổ biến mà mình vừa chia sẻ ở phần trên là thông tin quan trọng bạn chắc chắn phải nắm khi lựa chọn hosting. 

Các dịch vụ cung cấp hosting luôn tư vấn cho khách hàng mới về loại hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về phần này.

Dung lượng hosting

Dung lượng hosting chính là khoảng trống bên trong hosting chỉ sức chứa của dữ liệu website. Đây là nơi lưu trữ nội dung, hình ảnh, video, âm thanh,...bất cứ dữ liệu nào mà bạn tải lên trang web. 

Gói dung lượng hosting tối thiểu là 1GB và tối đa là 10GB. 

Bạn nên căn cứ vào độ lớn của dữ liệu để mua dung lượng hosting phù hợp nhất. Tránh trường hợp vì tiết kiệm chi phí mà mua dung lượng lưu trữ nhỏ có thể khiến website của bạn mất độ ổn định, load chậm và có thể ngưng chạy.

Yên tâm là các bên cung cấp dịch vụ hosting vẫn hỗ trợ bạn nâng cấp dung lượng hosting trong trường hợp chỗ chứa dữ liệu bị quá tải.

Gói băng thông 

Băng thông là thông số chỉ dung lượng tối đa mà người dùng có thể truy cập và tương tác qua lại trong website của bạn. 

Băng thông gắn liền với dung lượng hosting. 

Nếu dung lượng hosting thấp - thông số băng thông sẽ bị hạn chế người truy cập 

Trong nhiều trường hợp website bị tăng đột biến về số lượng người dùng truy cập web có thể khiến cho website ngưng hoạt động do bị quá tải máy chủ. 

Công cụ quản trị web hosting

3 công cụ phổ biến nhất khi nói đến quản trị web hosting là: 

  • Cpanel
  • Plesk
  • Direct Admin

Các công cụ quản trị web hosting này cho phép người quản trị lưu trữ tài khoản email, quản trị các tệp dữ liệu, sao lưu dữ liệu,...

Độ ổn định 

Nhà cung cấp dịch vụ hosting cần đảm bảo độ ổn định của hosting, đảm bảo hosting luôn luôn hoạt động và hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố. 

Chính sách hỗ trợ

Thông thường khi sử dụng dịch vụ hosting các bên cung cấp đều đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng thông qua các chính sách bảo hành và dịch vụ hỗ trợ cần thiết.

Các vấn đề liên quan đến dung lượng hosting, sự cố hosting tắc nghẽn,... đều nằm trong danh mục hỗ trợ của họ. 

Hãy lựa chọn bên cung cấp hosting có chính sách hỗ trợ 24/7, sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần. 

Tóm lại

Hy vọng những kinh nghiệm tích lũy về việc sử dụng hosting của mình đã giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về hosting website. 

Đừng quên theo dõi và ủng hộ chuỗi các bài viết về kinh doanh online do team #thanhthinhbui biên soạn. 

Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo. 

0 0 votes
Article Rating