Việc chọn tên miền (domain) để làm website kiếm tiền online luôn là vấn đề đau đầu cho người mới.

Vì tên miền là thứ không thể thay đổi được, nó sẽ theo website của bạn vĩnh viễn.

Vì thế, việc lựa chọn tên miền là cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến thương hiệu khi người khác nhắc đến website của bạn.

Bạn hãy làm theo 3 bước mình hướng dẫn để bắt đầu chọn 1 tên miền phù hợp.

Tên miền - Domain là gì ?

Tên miền là một địa chỉ của 1 website. Tên miền hay còn gọi là Domain. 

Nói đơn giản là khi bạn gõ một tên miền vào trình quyệt web, thì nó sẽ dẫn bạn đến 1 website thuộc tên miền đó.

Không có tên miền nào trùng nhau. Mỗi một tên miền sẽ dẫn đến 1 website duy nhất.

Mình đã mua tên miền thanhthinhbui.com, thì không ai khác có thể mua được tên miền này nữa.

Ví dụ

Thanhthinhbui.com là một tên miền, khi gõ thanhthinhbui.com vào trình duyệt web, bạn sẽ truy cập được vào blog của mình. 

thegioididong.com là một tên miền của công ty Thế Giới Di Động.

Việc mua 1 tên miền hiện nay rất phổ biến và trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mua tên miền cũng phải có chiến lược kinh doanh. 

Bạn cứ đọc tiếp bên dưới sẽ hiểu.

Bước 1: Xác định phần tên miền chính

Phần tên miền chính là phần nằm trước .com, .net, hay .org. Nói chung là phần đứng trước đuôi tên miền.

Ví dụ:

  • Thanhthinhbui.com – tên miền chính là thanhthinhbui
  • Neilpatel.com – tên miền chính là neilpatel

Bạn cần xác định phần tên miền chính sẽ đặt là gì.

2 cách lựa chọn tên miền chính

Cách 1: Đặt tên miền theo lĩnh vực bạn kinh doanh

Cách này là bạn sẽ lấy luôn tên lĩnh vực bạn đang kinh doanh để đặt cho tên miền chính luôn.

Ví dụ

  • Thegioididong.com (Thế giới di động).
  • Laptopgiare.com (Laptop giá rẻ).
  • Maytinhbanggiatot.com (Máy tính bảng).
  • Kiemtienonline.com (Hướng dẫn kiếm tiền online).

Có rất nhiều nơi lấy tên sản phẩm đặt cho tên miền chính. Vì họ nghĩ là việc này sẽ tốt cho SEO. Đó là chuyện của ngày xưa thôi.

Ví dụ, bạn muốn SEO từ khoá “máy tính bảng giá tốt” lên TOP 1 Google thì bạn đặt luôn tên miền là maytinhbanggiatot.com.

Nhưng từ lâu, Google không còn chú trọng vào từ khoá trong tên miền nữa, mà Google quan tâm nhiều hơn đến độ mạnh của tên miền.

Độ mạnh của tên miền là mức độ chia sẻ của người đọc, thời gian người đọc trên website,…

Dù tên miền của bạn có để bao nhiêu từ khoá đi chăng nữa, mà bạn không tập trung phát triển nội dung cho website thật chất lượng, thì website của bạn cũng không thể TOP nổi.

Nếu bạn chọn tên miền chính theo tên lĩnh vực, bạn sẽ bị giới hạn bởi mặt hàng sản phẩm mà bạn kinh doanh.

Ưu điểm

  • angle-double-right
    Nổi bật lĩnh vực kinh doanh
  • angle-double-right
    Giúp bán mạnh 1 sản phẩm

Khuyết điểm

  • angle-double-right
    Bị giới hạn lĩnh vực kinh doanh
  • angle-double-right
    Khó mở rộng thu nhập

Trừ những thương hiệu lớn như Thế Giới Di Động, họ đã có thương hiệu nên buộc lòng phải lấy tên miền đó để làm nhận dạng thương hiệu.

Cách 2: Đặt tên miền theo tên thương hiệu

Cách này là bạn đặt tên theo thương hiệu, không theo tên sản phẩm.

Tên thương hiệu có thể là tên của người sáng lập ra nó.

Ví dụ

  • ThanhThinhBui.com (Thanh Thịnh Bùi là tên thương hiệu của mình).
  • Neilpatel.com (Neil Patel là một blogger nước ngoài cực kì thành công).
  • Nguyenkim.vn (Siêu thị điện máy Nguyễn Kim).
  • ​...

Với xu hướng hiện tại, mình vẫn khuyên bạn phát triển tên miền thương hiệu. Vì sao vậy ?

Vì Google không còn chú trọng vào từ khoá trong tên miền nữa, nó cũng không giúp bạn SEO tốt hơn, vậy thì việc gì phải tự giới hạn lĩnh vực sản phẩm kinh doanh của bạn.

Với tên miền thương hiệu, bạn hoàn toàn KHÔNG BỊ GIỚI HẠN về lĩnh vực kinh doanh, thu nhập bạn không bị giới hạn.

Đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh online này, bạn tuyệt đối không được phụ thuộc duy nhất vào thứ gì.

ưu điểm

  • angle-double-right
    Dễ làm domain ngắn
  • angle-double-right
    Không bị giới hạn lĩnh vực kinh doanh

Khuyết điểm

  • angle-double-right
    Lúc trước, có thể là tên miền thương hiệu không tốt cho SEO, nhưng bây giờ thì Google không quan trọng nữa.

5 kinh nghiệm chọn tên miền hiệu quả

1. Tên miền ngắn nhất có thể

Khách hàng của bạn rất lười, hãy tạo cho họ sự tiện lợi nhất có thể. Bạn hay mình cũng đều như vậy thôi, rất lười gõ những tên miền quá dài.

Cho nên, nếu bạn đặt một tên miền quá dài thì sẽ gây rất nhiều bất tiện cho khách hàng.

Tên miền dài hay ngắn được tính bằng số kí tự:

Ví dụ

  • Thanhthinhbui: 13 ký tự.
  • Neilpatel: 8 ký tự.
  • Thegioididong: 13 ký tự.

Nếu bạn không biết đặt tên miền sao cho phù hợp với thương hiệu của bạn, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ góp ý cho bạn.

2. Tên miền phải dễ nhớ

Nếu bạn chọn được tên miền ngắn, thì chắc chắn khả năng cao là nó rất dễ nhớ.

3. Tên miền không nên có ký tự đặc biệt

Ký tự đặc biệt là các ký tự như !@#$%^&*().

Bạn không nên để các ký tự này vào trong tên miền, vì nó sẽ gây khó nhớ, thậm chí có một số khách hàng không biết phải gõ những ký tự thế này ở đâu.

Cho nên đừng làm khó họ.

Bạn hãy chỉ sử dụng những ký tự chữ cái bình thường thôi là ổn rồi.

4. Tên miền không nên chứa con số

Chắc chắn bạn đã từng thấy những tên miền như quangcao24h, tintuc247, tintuc365…

Tuy nhiên, mình khuyên bạn không nên để những con số vào trong tên miền.

Vì sao vậy ?

  • Gây khó nhớ cho người đọc.
  • Gây bất tiện khi gõ tên miền nếu người đọc dùng bảng gõ VNI.

Đi ra từ cái khó khăn của bản thân mình thôi.

Những lúc mình dùng bảng gõ tiếng Việt kiểu VNI, để gõ dấu thì phải bấm phím số.

Nên đôi lúc bị gõ nhầm, kiểu như quangcao24h, mình gõ nhanh thì lại ra quangcào, vì số 2 là dấu huyền mà.

Cần gì làm khó khách hàng vậy, nên bạn đừng nên bỏ số vào tên miền nhé.

5. Tên miền không có dấu

Tên miền bạn tuyệt đối không được có dấu.

Tên miền bắt buộc bạn phải để ở dưới dạng viết thường, viết liền không dấu.

Tên miền hợp lệ

Tên miền không hợp lệ

Thanhthinhbui.com

ThanhThịnhBùi.com

​thegioididong.com

thếgiớidiđộng.com

Sau khi bạn chọn xong phần tên miền chính, giờ qua phần đuôi tên miền.

Bước 2: Chọn đuôi tên miền cho website sao cho đúng ?

Ở bước 1 là bạn đã chọn phần tên miền chính xong.

Bước này, bạn sẽ chọn phần đuôi phía sau là .com, .net, hay .org,…

Tức là chọn cái phần chấm ở phía sau.

Vậy chọn đuôi tên miền thế nào cho đúng ?

Bạn nên chọn những đuôi tên miền thông dụng như .com, .net.

Hiện nay, có rất nhiều loại đuôi tên miền khác nhau:

Nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến những đuôi thông dụng như .com, .net.

Vì sao vậy ?

Vì mọi người đã quá quen với .com hoặc .net. Khi bạn sở hữu những đuôi miền lạ như trên hình .mobi, .guru thì kiểu mọi người sẽ dè chừng khi click vào. Vì họ sợ link bẩn.

Nên bạn cứ .com mà phang thẳng cho mình, khỏi nghĩ ngợi.

Bước 3: Chọn nhà cung cấp tên miền Namecheap

Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp tên miền uy tín.

Vì sao mình lại gọi là uy tín ?

  • Cơ sở hạ tầng của họ hoạt động ổn định.
  • Công ty hoạt động lâu năm trong ngành và có tiếng tăm nhất định.
  • Không phí phát sinh trong quá trình sử dụng.

Có một số bạn mới chưa có kinh nghiệm, thấy quảng bá tên miền giá rẻ thì nhào vô mua mà không biết, đó là chiêu trò marketing của nhà cung cấp.

Ban đầu nó để giá rẻ cho bạn, vào trong phần thanh toán thì đội lên bao nhiêu phí. Chưa kể trong quá trình sử dụng, còn phát sinh nhiều chi phí khác.

Vì vậy, nhà cung cấp bên dưới mình giới thiệu là uy tín và được cộng đồng Việt Nam sử dụng rộng rãi.

Đó chính là Namecheap.

Tất cả tên miền mình sử dụng cho công việc kinh doanh online đều mua từ Namecheap. Và phải nói là cực kỳ hài lòng. Mình chưa hề gặp bất kỳ vấn đề gì để phải phàn nàn về Namecheap.

Cần lưu ý về WHOIS Privacy khi mua tên miền

Whois Privacy hay Domain Privacy Proctection đều là một thứ. Chỉ khác cách gọi.

Whois privacy là dịch vụ bảo mật thông tin tên miền.

Khi sử dụng Whois Privacy, mọi thông tin của chủ sở hữu tên miền (là bạn đó) đều được ẩn đi hết.

huong-dan-cai-dat-website-wordpress-2

Bạn xem hình trên chắc là đã rõ. Những thông tin như họ tên, địa chỉ email, địa chỉ thanh toán,… đều sẽ được ẩn đi hết.

Điều này giúp bạn tránh khỏi kẻ xấu muốn đánh cắp thông tin tên miền của bạn và sử dụng vào mục đích xấu.

Nói chung, bạn nên sử dụng dịch vụ Whois Privacy khi mua tên miền.

Namecheap miễn phí Whois Privacy cho bạn trong năm đầu tiên đó. Ngại gì không dùng.

Đây là dịch vụ rất cơ bản khi bạn mua 1 tên miền. Mình không cần bạn quan tâm đến dịch vụ hạng VIP nào, chỉ cần lưu ý trước cho mình cái Whois này.

Chốt lại

Mình đã hướng dẫn cho bạn cách chọn tên miền cho website để kiếm tiền online. Bài viết rất chi tiết và đầy đủ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỏi về tên miền, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ giải đáp trong vòng 24 giờ.

Xin chào bạn và hẹn gặp lại.

4.3 12 votes
Article Rating