“Google Trends” bạn đã từng nghe qua cụm từ này chưa? Nếu bạn là người quan tâm về các vấn đề xu hướng tìm kiếm chắc hẳn cụm từ này khá quen thuộc với bạn. 

Nếu chưa, bạn có thể tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay mình chia sẻ. 

Giả sử, bạn kinh doanh một sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên, bạn thường xuyên ra các dạng blog chia sẻ về mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, cách sử dụng,... bình thường lượt truy cập vào web bạn rất cao. Tuy nhiên, một ngày đẹp trời kiểm tra lượt truy cập lại giảm hẳn, nhưng thứ hạng từ khóa vẫn ở vị trí bình thường. 

Lúc này, có một công cụ phần nào sẽ giúp bạn lý do nguyên do tại sao lượt truy cập lại giảm? Đó chính là Google Trends - Google xu hướng. 

Google Trends là gì?

Google Trends đơn giản là một công cụ cho phép truy vấn lưu lượng tìm kiếm của các cụm từ trên Google - hoàn toàn miễn phí. Công cụ này sẽ tính toán lượt tìm kiếm trung bình của từ khóa theo nhu cầu tại một thời điểm, vị trí, quốc gia cụ thể. 

Google Trends là gì?

Tất cả những gì người dùng thực hiện truy vấn thông qua công cụ tìm kiếm Google sẽ được ghi lại và google trends “vô tình” được hưởng ké kết quả phân tích. 

Ngoài ra, bạn có thể lọc lưu lượng tìm kiếm của một cụm từ theo khoảng thời gian. Việc phân tích, phán đoán nhu cầu dựa trên biểu đồ tăng giảm nhu cầu được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. 

  • Sự quan tâm thể hiện theo thời gian
  • Sự quan tâm thể hiện theo vị trí cụ thể của quốc gia
  • Sự quan tâm thể hiện theo từng quốc gia

Ngoài ra bạn có thể so sánh giữa 2 cụm từ khác nhau trong cùng thời điểm, cùng quốc gia,...

Mình thường sử dụng Google Trends kết hợp cùng các công cụ khác để lên bộ từ khóa cho chiến dịch quảng cáo Google. Nếu bạn là một người mới tìm hiểu quảng cáo Google đừng ngại mà hãy bấm vào link bên dưới để tiếp thu thêm kiến thức

Ứng dụng Google Trends như thế nào?

Cá nhân mình vẫn thường xuyên sử dụng Google trends để theo dõi xu hướng tìm kiếm của người dùng trên Google. Một phần phục vụ cho công việc đẩy từ khóa, một phần mình muốn tìm hiểu và cập nhật xem đâu là những vẫn đề mà người dùng quan tâm.

Tìm kiếm chủ đề theo mùa

Mùa mình đề cập ở đây có thể là mùa giáng sinh, mùa mưa, mùa nắng,...Tuy nhiên mình sẽ lấy ví dụ cụ thể về mùa giáng sinh trong phần này.

Dựa vào tính năng này mình có thể phán đoán ra các nhu cầu của người dùng theo thời gian. Chẳng hạn như tháng sau là Giáng sinh, mình muốn buôn bán các sản phẩm trang trí giáng sinh trong thời gian ngắn. Vì vậy, mình sẽ thực hiện thao tác kiểm tra lượng tìm kiếm của người dùng về chủ đề trang trí noel tại khoảng thời gian này năm ngoái. 

Chính xác theo lịch ngày 24 - 25/12 sẽ là Giáng sinh, theo như hình ảnh, cụm từ đồ trang trí noel được tìm kiếm liên tục theo các khoảng thời gian trong năm. Tuy nhiên xu hướng tìm kiếm lại tăng vọt vào khoảng nửa đầu tháng 12.

Sử dụng Google Trends tìm kiếm chủ đề theo mùa

Dựa theo xu hướng tìm kiếm trên, mình có thể tập trung tìm kiếm nguồn hàng vào đầu tháng 11, tập trung đẩy mạnh công việc bán hàng vào khoảng thời gian đầu tháng 12. 

Nắm được xu hướng tìm kiếm, muốn đầu tư lâu dài mình sẽ xác định thời điểm và đẩy bài theo từng dạng từ khóa dài dựa vào cụm từ khóa chính “đồ trang trí noel” mà mình vừa thực hiện kiểm tra.

Một số cụm từ có thể mình sẽ triển khai như: 

  • Đồ trang trí noel giá rẻ
  • Đồ trang trí noel đẹp
  • ...

Sử dụng Google Visual

Ngoài ra bạn có thể quan tâm đến Google Visual - nhánh nhỏ của Google Trends, để biết đâu là top những từ khóa người dùng quan tâm nhiều nhất trong 24h. 

Nếu như bạn đang điều hành một trang blog chuyên cập nhật tin tức nhanh. Bạn có thể ứng dụng công cụ này để biết đầu là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất. Nếu nhanh tay lên hẳn một bài viết về chủ đề này, rất có thể bài viết của bạn sẽ lọt top link được truy cập nhiều nhất.

Sử dụng Google Visual

Theo dõi lưu lượng người dùng theo vị trí

Nếu như bạn muốn đẩy mạnh sản phẩm ở 2 khu vực khác nhau bạn có thể sử dụng Google Trends để biết được xu hướng tìm kiếm. 

Tại Việt Nam, Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn mà nhiều người khi kinh doanh online muốn tập trung vào 2 khu vực này. Tuy nhiên, có thể đôi khi có sự khác biệt về văn hóa khiến nhu cầu tìm kiếm và sử dụng sản phẩm không giống nhau. 

Bạn có thể thực hiện truy vấn để biết sở thích và xu hướng tìm kiếm của người dân tại 2 khu vực này.

Ví dụ: Đối với sản phẩm áo lạnh, mình sẽ thử thực hiện truy vấn tại 2 khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kết quả sẽ là

Googlr trends theo dõi lưu lượng người dùng theo vị trí
Googlr trends theo dõi lưu lượng người dùng theo vị trí

Bạn sẽ thấy được lượt tìm kiếm tại khu vực Hà Nội nhiều hơn Hồ Chí Minh. Ngoài lý bởi sự khác biệt về khí hậu là nguyên nhân chính khiến lượt tìm kiếm chênh lệch cao, mình còn có thể biết được đâu là khoảng thời gian mà người dân tại Hà Nội muốn mua áo lạnh nhiều nhất, đâu là khoảng thời gian tại TPHCM người dùng tìm kiếm từ khóa áo lạnh cao. 

Từ đó kết hợp với công cụ nghiên cứu từ khóa của Google Ads, bạn có thể lọc ra được bộ từ khóa để dành cần vào những lúc muốn đẩy sản phẩm ở 2 khu vực theo khoảng thời gian như đã biết. 

So sánh lưu lượng tìm kiếm theo các nền tảng

Một chức năng nữa mà mình khá thích trên Google Trends đó chính là so sánh lưu lượng tìm kiếm trên các nền tảng: web, youtube, tin tức, hình ảnh.

Dưới đây là lưu lượng tìm kiếm trên Web

Google trends so sánh kết quả trên Youtube

Còn đây là lưu lượng tìm kiếm trên Youtube

Google trends so sánh kết quả

So sánh lưu lượng trên các nền tảng bạn sẽ biết được đâu là chủ đề mà người dùng muốn xem nhiều hơn trên web so với youtube, đâu là chủ đề mà người dùng muốn nhìn thấy qua hình ảnh hơn với việc đọc các bài viết website,....

Tuy nhiên, mình vẫn khuyên bạn kể cả khi truy vấn lượt tìm kiếm có sự chênh lệch lớn bạn vẫn nên đầu tư nội dung ở cả hai nền tảng. Biết đâu được, một ngày đó trong tương lai lượt người dùng thích xem nội dung nền tảng này lại cao hơn nền tảng kia, đúng không nào? 

Và, vẫn như thường lệ nếu sau khi đọc xong bài viết bạn có bất cứ thắc mắc nào cứ để lại một dòng bình luận bên dưới mình sẽ tổng hợp và gửi lại bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất nhé! 

Mình sẽ giúp bạn chạy quảng cáo Facebook tốt hơn !

Hiện tại, mình đang muốn giúp đỡ những bạn mới đang tìm hiểu về chạy quảng cáo Facebook.

Vì vậy, mình đã quyết định thành lập Thanh Thịnh Bùi Team. Đây là một cộng đồng chuyên về quảng cáo Facebook cho người mới chuyên nghiệp nhất.

Nếu bạn là một thành viên của Thanh Thịnh Bùi Team, bạn sẽ được cung cấp tài liệu hướng dẫn quảng cáo Facebook A-Z, có đội ngũ hỗ trợ mỗi khi khó khăn, và có cả hàng ngàn người học quảng cáo Facebook giống bạn để cùng thảo luận

0 0 votes
Đánh giá bài viết