• Bạn là một người mới chạy quảng cáo Facebook?
  • Bạn muốn thử nghiệm các phương pháp đo lường?
  • Bạn muốn tìm ra cách target chính xác để cho kết quả tốt hơn?

Và ngay lúc này đây, mình nghĩ bạn nên biết đến phương pháp A/B testing trong quảng cáo Facebook. Phương pháp này sẽ giúp bạn trả lời được tất cả những câu hỏi mà bạn đang băn khoăn. 

Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về phương pháp này, về cách thiết lập, cách đo lường,...hãy đọc ngay bài viết này. 

Và, như thường lệ nếu sau khi đọc xong bài viết bạn vẫn còn thắc mắc hãy để lại một dòng bình luận bên dưới. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và gửi đến bạn cầu trả lời chi tiết nhất.

Nào, bây giờ hãy tập trung cùng mình nhé! 

A/B testing là gì? Cách triển khai A/B testing trong quảng cáo

A/B testing là gì? 

A/B testing trong quảng cáo đơn giản là việc bạn triển khai nhiều mẫu quảng cáo khác nhau để thử nghiệm và kiểm tra. Từ kết quả có được sau một khoảng thời gian đã định, bạn chọn ra được các quảng cáo có hiệu quả nhất. 

Hiệu quả về điều gì?

Hiệu quả phụ thuộc vào mục đích khi bạn thiết lập quảng cáo. 

Một số hiệu quả thông thường mà nhà quảng cáo muốn đạt được.

  • Số lượt tiếp cận - chạy quảng cáo nhận diện thương hiệu
  • Số lượt tương tác - chạy quảng cáo tương tác
  • Số lượng tin nhắn - chạy quảng cáo tin nhắn
  • Số lượng xem video - chạy quảng cáo video
  • ...

Tại sao nên sử dụng A/B testing?

Có rất nhiều bạn hiện nay khi chạy quảng cáo đều bỏ qua phần A/B testing bởi nghĩ rằng mất thời gian, tốn công theo dõi,... 

Tuy nhiên, khi thử nghiệm A/B testing bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn nữa những gì mà bạn cần, như: 

NGUYÊN NHÂN CHẠY QUẢNG CÁO KHÔNG HIỆU QUẢ?

Vấn đề nhức nhối của anh em đây rồi. Người chưa có kinh nghiệm thì thường hay đối mặt với việc chạy quảng cáo Facebook không hiệu quả, dẫn đến việc không đạt được mục tiêu của chiến dịch.

  • Không ra đơn hàng
  • Chi phí cao
  • Không có nhiều tương tác: thích, bình luận, chia sẻ.
  • ...
  • Tìm ra được cách target hiệu quả 

    Thông việc thử nghiệm độ tuổi, vị trí, hành vi, sở thích,... bạn sẽ biết đâu là cách target nhắm trúng với nhóm khách hàng tiềm năng của bạn nhất. 

    Tìm được cách target hiệu quả

    Tiết kiệm chi phí về lâu dài

    Nếu như bạn có một sản phẩm mới, bạn muốn chạy quảng cáo đo lường nhu cầu của khách hàng. 

    Nhưng bạn lại để nguyên 1 chiến dịch, 1 nhóm quảng cáo, 1 quảng cáo mà chạy. Lúc này độ hiệu quả của quảng cáo kiểu diễn ra “hên xui”, không có một tiêu chuẩn nào để đo đường. 

    Nhưng nếu mà có từ 2 đến 3 chiến dịch quảng cáo, bạn thử test và chọn ra được quảng cáo hiệu quả hơn. Bạn tận dụng quảng cáo đó, nhân thành nhiều nhóm. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều, hiệu quả quảng cáo mang lại tốt hơn so với chỉ có 1 chiến dịch. 

    Các yếu tố cần test trong quảng cáo 

    • Nội dung bài viết - câu chữ, hình ảnh
    • Đối tượng: độ tuổi, giới tính,...
    • Vị trí
    • Sở thích
    • Hành vi 

    Triển khai phương pháp A/B testing trong quảng cáo?

    Ở bước này mình nghĩ trước tiên bạn nên hiểu về cấu trúc của quảng cáo Facebook.

    Mình sẽ nói sơ qua cho bạn nắm rõ

    Nói về quảng cáo, người ta hay nhắc đến từ camp. Camp ở đây là từ viết tắt của campaign - chiến dịch quảng cáo. 

    Trong chiến dịch quảng cáo sẽ có các nhóm quảng cáo. 

    Ở nhóm quảng cáo bạn có thể test về đối tượng, vị trí, hành vi, sở thích

    Và trong các nhóm quảng cáo sẽ chứa các quảng cáo.

    Ở cấp độ quảng cáo bạn có thể test nội dung content: câu chữ, hình ảnh 

    Xác định mục tiêu test theo mục tiêu chiến dịch

    Ví dụ bạn chọn mục tiêu chiến dịch là tin nhắn thì đương nhiên mục tiêu bạn chạy A/B testing chính là đo lường tin nhắn đổ về page giữa các mẫu quảng cáo được test với nhau đúng không nào? Trên thực tế hãy ngồi lại và thiết lập sẵn mục tiêu ngay khi bạn bắt đầu tiến hành A/B testing.

    Số liệu chính nào quan trọng đối với bạn? 

    Số liệu phụ nào khiến bạn có thể quan tâm đến?

    Xác định theo mục tiêu

    Tiến hành A/B testing

    Test target

    Bạn chạy chiến dịch quảng cáo về thời trang nữ

    Trong chiến dịch này có 4 nhóm quảng cáo và đối tượng khách hàng bạn nghĩ là tiềm năng trong khoảng 18 - 35 tuổi. 

    Mình sẽ phân ra 3 khoảng tuổi khoảng nhau để test xem ở độ tuổi nào thì người ta có hứng thú nhiều nhất đến sản phẩm của bạn. 

    • Độ tuổi 18 - 24 
    • Độ tuổi 24 - 30
    • Độ tuổi 30 - 35

    Sau khi thiết lập xong các khoảng tuổi, bạn tiếp tục xác định sở thích, hành vi của khách hàng. 

    Ví dụ: Bạn bán các sản phẩm về đồ ăn uống - ăn vặt, bạn có thể để sở thích, hành vi như sau: quan tâm đến các địa điểm ăn uống Foody, quan tâm đến các địa điểm ăn uống nhỏ lẻ khác, quan tâm đến các mặt hàng công sở,...

    Vậy là ta đã có 3 nhóm để test:

    • Nhóm 1: quan tâm đến các địa điểm ăn uống Foody - độ tuổi như trên
    • Nhóm 2: quan tâm đến các địa điểm ăn uống nhỏ lẻ khác - độ tuổi như trên
    • Nhóm 3: quan tâm đến các mặt hàng công sở - độ tuổi như trên

    Target là một kỹ thuật quan trọng khi chạy quảng cáo Facebook. Khi bạn target chuẩn, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị đúng tới khách hàng tiềm năng.

    Test content 

    Mình nghĩ content khá quan trọng trong chạy quảng cáo Facebook, khách hàng sẽ bị thu hút nếu như content bạn chỉnh chu, đầu tư nghiêm túc. 

    Content ở đây bao gồm hình ảnh và câu chữ. 

    Trước khi chạy quảng cáo bạn nên lên sẵn nội dung bài viết, hình ảnh cho quảng cáo. Chuẩn bị tầm 3 - 4 mẫu content là ổn nhất. 

    Test bằng cách nào?

    Bạn cứ thay đổi giữa hình ảnh này và nội dung kia, chia ra thành nhiều phần hình ảnh + nội dung khác nhau để test. 

    Theo kinh nghiệm thực tế, trước mỗi chiến dịch bạn nên chi ra một số tiền để test mẫu quảng cáo, chi bao nhiêu phụ thuộc vào mức ngân sách cho toàn bộ chiến dịch của bạn. Tuy nhiên, mức tối thiểu dành cho mỗi chiến dịch test mình nghĩ bạn nên để là 50.000 VNĐ. 

    Và khoảng thời gian quảng cáo bắt đầu cho con số chính xác đó là sau 24h - 1 ngày. Sau khoảng thời gian này, bạn hãy đo lường các chỉ số như lượt hiển thị, tiếp cận, tương tác, tin nhắn,...tùy vào mục tiêu quảng cáo. 

    Lưu ý: Tất cả chiến dịch sử dụng A/B testing đều có mức ngân sách như nhau. 

    Cách so sánh hiệu quả trong A/B testing

    Nếu bạn chạy chiến dịch tương tác cần so sánh các chỉ số như lượt hiển thị, lượt tương tác, chi phí cho mỗi lần tương tác. 

    Nếu bạn chạy chiến dịch tin nhắn cần so sánh chỉ số lượt tiếp cận, lượt hiển thị, chi phí trên mỗi tin nhắn. Trong đó chi phí trên mỗi tin nhắn là quan trọng nhất nhé! 

    Lưu ý quan trọng khi tiến hành thử nghiệm quảng cáo A/B testing

    Cần đảm bảo điều kiện giữa các mẫu quảng cáo thử nghiệm là giống nhau: về ngân sách, thời gian, …

    Không nên vội đưa ra kết luận nếu quá trình chạy thử nghiệm chưa kết thúc. Bỏ qua 24h đầu tiên khi chạy thử nghiệm A/B testing. 

    Nên tập trung test đối tượng khách hàng mới với sản phẩm mới

    Tóm lại

    A/B testing là một trong những công cụ thử nghiệm giúp tối ưu quảng cáo, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhà quảng cáo cần nắm được các kỹ thuật cũng như kiến thức quan trọng khi bắt đầu A/B testing. 

    Trong các bài tiếp theo thuộc series Facebook Ads, mình sẽ chia sẻ đến bạn nhiều thông tin bổ ích giúp tối ưu quảng cáo. 

    Mình đã thử nghiệm A/B testing và thành công. 

    Bây giờ, đến lượt bạn đấy. 

    Insert Styled Box
    5 1 vote
    Article Rating