Home Kiếm tiền onlineAffiliate Marketing Tiếp thị liên kết là gì? Hướng dẫn kiếm tiền với affiliate marketing

Tiếp thị liên kết là gì? Hướng dẫn kiếm tiền với affiliate marketing

Tiếp thị liên kết là một hình thức kiếm tiền online phổ biến ở nước ngoài, và đang dần trở thành xu thế kiếm tiền online tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Tiếp thị liên kết còn có tên gọi là Affiliate Marketing.

Bản thân mình cũng đang kiếm tiền online từ tiếp thị liên kết – affiliate marketing. Đây thật sự là một hình thức kiếm tiền online mà bạn nên thử để có thêm nguồn thu nhập.

Nếu bạn làm affiliate marketing nghiêm túc, nó sẽ trở thành một nguồn thu nhập thụ động của bạn.

Giờ mình sẽ mổ xẻ từ A-Z cho bạn.

Let’s go !

[thrive_leads id='3901′]

Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing là gì?

Tiếp thị liên kết, nghe cao siêu vậy thôi, nhưng chung lại chỉ có vầy :

  • Bạn bán sản phẩm cho bên A, bên A trả cho bạn 1 mức hoa hồng mà đã thoả thuận từ trước.
  • Mỗi sản phẩm bạn quảng bá sẽ có 1 đường link cụ thể, bạn sẽ dùng mọi phương pháp marketing để khách hàng mua sản phẩm qua link giới thiệu sản phẩm của bạn.

Bạn nghe quen không ? Cái này ở thế giới bên ngoài, mọi người hay gọi là “môi giới”, hay còn gọi là “cò”. Chằng hạn Cò nhà đất, môi giới bất động sản,…

Tuy nhiên, trong kiếm tiền online với tiếp thị liên kết, không ai dùng tên gọi là “cò” hay “môi giới”, những người này được gọi là Publisher.

Những sản phẩm mà bạn quảng bá được chia thành 2 loại chính:

  • Sản phẩm vật lý (Physical Products). Tức là những sản phẩm thông thường, có thể cầm nắm được như bàn ủi, máy lạnh, bếp nướng điện,…
  • Sản phẩm số (Digital Products). Đây là những sản phẩm bạn KHÔNG CẦM NẮM được bằng tay, giao dịch bất chấp địa lý.

Các sản phẩm số thường hay được dùng trong tiếp thị liên kết:

  • Tên miền, hosting của website.
  • Ebook (Sách điện tử).
  • Khoá học online.
  • Công cụ để làm Digital Marketing.

Có rất rất nhiều sản phẩm để bạn làm tiếp thị liên kết – affiliate marketing. Miễn là bên nhà cung cấp có triển khai tiếp thị liên kết, thì bạn có thể tham gia kiếm tiền từ nó.

Không thể bỏ qua

Khi tìm hiểu về lĩnh vực này, bạn không thể bỏ qua các thuật ngữ về kiếm tiền với affiliate marketing cơ bản và quan trọng

Nhấn vào nút bên dưới để tìm hiểu đầy đủ các thuật ngữ cần thiết nhất.

Có nên kiếm tiền với tiếp thị liên kết – affiliate marketing ?

Câu trả lời là hoàn toàn NÊN LÀM.

Bạn có thể xem bài viết Có nên kiếm tiền với Tiếp thị liên kết Affiliate marketing không ?

Khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết, bạn KHÔNG CẦN SẢN PHẨM, bạn chỉ cần lo công việc quảng bá sản phẩm đến người dùng.

Đây chính là thế mạnh khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết – affiliate marketing.

Bạn chỉ cần lấy đường link website của sản phẩm đó, mang link đó đi quảng bá đến khách hàng tiềm năng.

Chỉ cần họ mua sản phẩm qua đường link giới thiệu của bạn, bạn có tiền.  

Chưa hết, khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết, bạn sẽ học được những kỹ thuật digital marketing như quảng cáo Facebook, Google Adword, SEO, Email Marketing,…

Bạn nên tham khảo bài viết 6 bước chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả.

Tóm lại lợi ích khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết:

  • Bạn KHÔNG CẦN CÓ SẢN PHẨM, bạn lấy sản phẩm người khác đi bán và ăn tiền hoa hồng.
  • Phù hợp cho người ít vốn, mới bắt đầu kiếm tiền online vì bạn không cần có sản phẩm.
  • Rèn được kỹ năng Digital Marketing để giúp cho những công việc kinh doanh khác.
  • Tiềm năng thụ nhập thụ động cực lớn nếu bạn biết cách thuê nhân viên, nhân rộng thị trường.

Vậy bạn sẽ đi quảng bá sản phẩm như thế nào ?

Quảng bá sản phẩm khi kiếm tiền với tiếp thị liên kết

Nếu ở Bất động sản,

Bạn sẽ có hợp đồng môi giới để ghi nhận: À, nhà này do bạn bán được, nhà cung cấp căn cứ vào đó trả thưởng hoa hồng cho bạn dựa theo thoả thuận từ trước.

Còn ở tiếp thị liên kết – affliate marketing,

Bạn sẽ quảng bá sản phẩm qua 1 đường link (URL) có chứa mã code riêng của bạn. Chỉ cần khách hàng mua sản phẩm THÔNG QUA đường link chứa mã code của bạn, bạn sẽ có tiền.

Ví dụ

Đây là một đường link bình thường của sản phẩm Iphone X bán tại Lazada.vn

kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket--2<img alt=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket–2″ width=”1365″ height=”807″ title=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket–2″ data-id=”3392″ src=”https://thanhthinhbui.com/wp-content/uploads/2024/06/kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-2.jpg”>

Bạn có thể thấy mình khoanh đỏ lại đường dẫn của sản phẩm. Đây là đường link gốc của sản phẩm, nếu khách mua hàng qua đường link gốc -> bạn sẽ không có tiền thưởng hoa hồng.

Nhưng khi mình bỏ vào công cụ tạo link tiếp thị liên kết – affliate thì khi có người mua chiếc Iphone X này qua link bên dưới, mình sẽ được hưởng hoa hồng từ Lazada.

kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket--3<img alt=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket–3″ width=”1046″ height=”97″ title=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket–3″ data-id=”3393″ src=”https://thanhthinhbui.com/wp-content/uploads/2024/06/kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-3.jpg”>

Công cụ tạo link Affiliate thì các Network sẽ cung cấp miễn phí cho bạn. Việc sử dụng cũng cực kỳ đơn giản.

3 cách kiếm tiền với tiếp thị liên kết – affiliate marketing cơ bản

Bạn có 3 cách chính để kiếm tiền với tiếp thị liên kết cơ bản cho người mới:

1. Kiếm tiền với Cost Per Action (viết tắt CPA)

Action là hành động.

Bạn sẽ được hưởng hoa hồng trên mỗi hành động của khách hàng. Tất nhiên, hành động này là yêu cầu của nhà cung cấp sản phẩm.

Bạn sẽ được trả tiền nếu khách hàng thực hành các hành động như dưới đây.

Ví dụ

  • Khách hàng mua hàng. (Cost Per Sale). Cái này là thông dụng nhất.
  • Khách hàng điền form thu thập email từ nhà cung cấp sản phẩm (Cost Per Lead).

Việc mà nhà cung cấp yêu cầu trả theo hành động nào bạn không cần quan tâm, chỉ cần khách hàng thực hiện hành động là bạn có tiền, vậy thôi.

Tất nhiên, đối với Cost per Sale bạn luôn được trả hoa hồng cao hơn rồi, vì nó khó xảy ra hơn đối với Cost Per Lead.

2. Kiếm tiền với Cost Per Click (viết tắt CPC)

Nhà cung cấp sẽ trả tiền cho bạn dựa vào số lượt click vào đường link tiếp thị liên kết – affiliate của bạn. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.

3. Kiếm tiền với Cost Per Impression (viết tắt CPM)

Hay còn có tên gọi khác là Cost Per 1000 Impression – chi phí cho 1000 lần hiển thị.

Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi bạn đặt quảng cáo trên blog/website của bạn và tính phí cho bạn trên số lần hiển thị.

Tuy nhiên, CPM rất ít gặp trong các chương trình Affiliate. Nhà cung cấp vẫn thích CPS hơn rất nhiều vì nó chắc chắn hơn, ổn định hơn cho họ.

Bạn nên xem bài viết mới này Kinh nghiệm kiếm tiền với Affiliate marketing hiệu quả.

4 Đối tượng chính trong tiếp thị liên kết – affiliate marketing

kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-1<img alt=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-1″ width=”1200″ height=”1985″ title=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-1″ data-id=”3394″ src=”https://thanhthinhbui.com/wp-content/uploads/2024/06/kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-1.jpg”>

4 bộ phận chính trong 1 chiến dịch tiếp thị liên kết:

  • Nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (Advertiser/Merchant)
  • Đối tác, những người kiếm tiền từ affiliate marketing (Publiser/Affiliater)
  • Người mua hàng (User/Customer)
  • Mạng tiếp thị liên kết (Market Place/Affiliate Network)

Mình đi mổ xẻ từng thằng một để bạn nắm rõ:

1. Nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (Merchant)

Đây thường là những tên tuổi lớn mà hầu hết nhiều người biết:

  • Thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Adayroi, Vật Giá, Nguyễn Kim,…
  • Ngân hàng: Citibank, ANZ,…
  • Sức khoẻ và làm đẹp: California Yoga & Fitness,…
  • Đặt tour du lịch, book phòng khách sạn: Atadi, Gotadi,…
  • Trung tâm tiếng Anh: Wall Street English,…
  • Email Marketing: Getresponse, ConverKit,…
  • Tên miền hosting: Godaddy, Namecheap,…

Trên đây mình chỉ kể tượng trưng để bạn hình dung, chứ thật ra còn nhiều vô số kể các chương trình tiếp thị liên kết để bạn kiếm tiền.

Đối với từng nhà cung cấp, họ sẽ có chương trình tiếp thị liên kết khác nhau, chỉ xoay quanh CPS và CPL thôi.

2. Đối tác – người kiếm tiền từ Affiliate marketing (Publisher)

Đây là những người kiếm tiền từ tiếp thị liên kết – affiliate marketing như mình và bạn.

Dù bạn là ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý. Bạn chỉ cần 2 thứ:

  • 1 chiếc máy tính kết nối Internet.
  • Tư duy và kỹ năng để kiếm tiền từ tiếp thị liên kết.

Là bạn có thể tham gia vào hành trình kiếm tiền online thú vị này.

3. Người mua hàng (User/Customer)

Là những khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm qua link affiliate của bạn.

4. Mạng tiếp thị liên kết (Market Place / Affiliate Network)

Affiliate Network là người đứng trung gian giữa Publisher và nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

Chịu trách nhiệm kiểm tra lượt mua hàng, theo dõi hoa hồng và thanh toán hoa hồng cho Publisher.

Vậy tại sao bạn cần tham gia tiếp thị liên kết thông qua Affliate Network ?

Bản thân những nhà cung cấp như Lazada, Adayroi, họ đều có chương trình tiếp thị liên kết riêng của chính họ.

Tuy nhiên, bạn có thể thấy quy trình làm tiếp thị liên kết khi bạn tham gia trực tiếp với nhà cung cấp, không thông qua Affiliate Network.

  • Bạn đăng ký tài khoản Affiliate bên nhà cung cấp.
  • Bạn lấy link Affiliate để đi quảng bá, tìm kiếm khách mua hàng qua link của bạn.
  • Khi có khách mua, bạn được hưởng hoa hồng.

Bạn có thể thấy, quy trình rất đơn giản, gọn lẹ, không giấy tờ ràng buộc.

Vậy điều gì đảm bảo nhà cung cấp sẽ trả hoa hồng cho bạn ?

Cho nên, cần có 1 người đứng trung gian để đảm bảo hoa hồng cho bạn một cách minh bạch và rõ ràng.

Và Mạng tiếp thị liên kết sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

Affiliate Network sẽ giúp bạn minh bạch hoa hồng giữa bạn và nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ, tránh kiện cáo về sau.

TOP mạng tiếp thị liên kết uy tín tại Việt Nam và Quốc tế

Mình sẽ cung cấp cho bạn một số mạng tiếp thị liên kết tại VN và Quốc tế mà mình đã và đang tham gia.

Việt Nam

Quốc tế

  • Jvzoo
  • Clickbank
  • CJ (Comission Junction)

Mỗi mạng tiếp thị liên kết đều có thế mạnh riêng.

Nói đến đây, bạn lại phát sinh một vấn đề: Nên làm tiếp thị liên kết tai Việt Nam hay Quốc tế.

Nên làm affiliate marketing tại Việt Nam hay Quốc tế ?

Thị trường nào thì cũng có mặt tích cực và hạn chế của nó. Mình sẽ phân tích cho bạn kỹ càng.

Bạn làm affiliate marketing tại Việt Nam,

Thuận lợi:

  • Không bị rào cản về ngôn ngữ.

Khó khăn:

  • Thị trường affiliate tương đối nhỏ.
  • Sức mua online còn nhỏ nhưng tiềm năng phát triển lớn.

Bạn làm affiliate marketing Quốc tế,

Thuận lợi:

  • Thị trường các sản phẩm số rất màu mỡ.
  • Nước ngoài họ có rất nhiều chương trình affiliate rất hay + hoa hồng cực cao.
  • Khi làm affiliate cho thị trường nước ngoài, bạn sẽ học được cách marketing sản phẩm của họ.

Khó khăn:

  • Đi kèm đó là cạnh tranh cực lớn trong các sản phẩm.
  • Đòi hỏi nhiều kỹ thuật về Digital Marketing như quảng cáo Facebook, Google Adwords, SEO, Email Marketing,…

Bạn có thể thấy thành quả chiến affiliate marketing tại thị trường nước ngoài qua network Jvzoo bên dưới.

Tổng doanh thu hơn 5000 USD ~ 100 triệu VNĐ

kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-4<img alt=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-4″ width=”978″ height=”309″ title=”kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-4″ data-id=”3395″ src=”https://thanhthinhbui.com/wp-content/uploads/2024/06/kiem-tien-voi-tiep-thi-lien-ket-4.jpg”>

3 cách nhận tiền khi làm tiếp thị liên kết – affiliate marketing

Khi bạn kiếm được tiền với tiếp thị liên kết, bạn cần có các loại tài khoản để nhận tiền.

Dưới đây là 3 loại tài khoản thông dụng.

1. Tài khoản ngân hàng Việt Nam

Đây là loại tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng Việt Nam như Vietcombank, ACB, Techcombank,…

Mình khuyên bạn nên đăng ký 1 thẻ Visa/Mastercard có chức năng thanh toán quốc tế. Vì khi có thẻ Visa/Mastercard bạn có thể dùng để chạy quảng cáo Facebook hay Google Adword.

Tài khoản này bạn dùng để nhận commission từ các mạng tiếp thị liên kết của Việt Nam như AccessTrade, MasOffer, Civi, Adpia…

2. Tài khoản Payoneer khi kiếm tiền affiliate quốc tế

Payoneer là một tài khoản nhận thanh toán affiliate từ nước ngoài được nhiều người ưa chuộng vì sự tiện lợi, nhanh chóng của Payoneer.

Hiện tại, mình và cộng đồng kiếm tiền online đều ưu tiên sử dụng Payoneer để nhận thanh toán.

Bạn có thể xem Hướng dẫn đăng ký Payoneer để nhận 25 USD tiền thưởng của mình.

3. Tài khoản Paypal

Paypal là một cổng thanh toán online khá lâu đời, hầu như ai kiếm tiền online đều biết. Tuy nhiên, nhà nhà đang dần chuyển sang ưu tiên cho Payoneer vì tính năng tiện lợi của Payoneer.

Một số Affiliate Network vẫn đang sử dụng Paypal là cổng thanh toán hoa hồng cho Publisher như Jvzoo, thì buộc lòng mình vẫn phải dùng Paypal.

Chứ Affiliate Network nào có tích hợp cả Payoneer và Paypal, kiểu gì mình cũng ưu tiên cho Payoneer.

Bạn có thể xem cách Tạo tài khoản Paypal chi tiết nhất ở nút bên dưới nhé.

3 lí do mình không sử dụng Paypal nhiều:

  • Tài khoản dễ bị limit khi bạn rút khoản tiền lớn.
  • Phí chuyển/rút tiền cực chua chát.
  • Chưa có đội ngũ hỗ trợ người Việt như Payoneer.

​Chiến lược hái ra tiền với Tiếp thị liên kết

7 bước để bạn bắt đầu kiếm tiền với Affiliate marketing hiệu qủa mà dễ dàng.

Lời kết

Mình đã mổ xẻ khá chi tiết và đầy đủ cho bạn về cách kiếm tiền với tiếp thị liên kết affiliate marketing.

Kiếm tiền với tiếp thị liên kết luôn là một hình thức kiếm tiền online tiềm năng, có thể trở thành nguồn thu nhập thụ động nếu bạn chịu đầu tư nghiêm túc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, đóng góp ý kiến, bạn hãy để lại bình luận bên dưới mình sẽ hồi âm trong vòng 24 giờ.

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

Bài viết cùng chủ đề

Về THANH THỊNH BÙI

Thanh Thịnh Bùi là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kinh doanh Online. Anh là CEO Enternet Việt Nam, tác giả 2 đầu sách kinh doanh bán chạy, nhà đầu tư cá nhân xuất sắc.

.
.