tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-infographic

Bạn đang tìm giải pháp cho việc bán hàng online của mình ?

Bạn không biết mình đang làm sai chỗ nào và nên làm gì tiếp theo để cải thiện tình hình ?

Mình cũng từng như bạn, mình hiểu được khi phải chi trả các chi phí mà công việc bán hàng thì không thuận lợi.

Vì vậy, mình đã dành rất nhiều thời gian để đúc kết lại 3 bước cực kỳ quan trọng mà đa số mọi người đã chưa làm tốt hoặc bỏ qua. 

Nào ! Hãy chắc chắn rằng bạn đang có sổ tay và viết ở đó, chúng ta sẽ cải thiện tình hình bán hàng online của bạn ngay bây giờ.

Bạn đang bán hàng cho ai ?

Khách hàng là nơi bắt đầu, nói đúng hơn đó là nhu cầu của khách hàng. Bắt đầu từ đây mà bạn quyết định lựa chọn sản phẩm để kinh doanh.

Khách hàng cũng là nơi kết thúc, nói chính xác khách hàng là người cuối cùng sử dụng sản phẩm và trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Chính vì thế, chắc chắn bạn sẽ đồng ý với mình rằng khách hàng luôn là điều quan trọng nhất cho mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.

Vậy làm sao để biết chính xác bạn nên bán hàng cho ai và tìm họ ở đâu ?

Hãy xem tiếp nhé.

Chân dung khách hàng là gì ?

Chân dung khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng mà bạn muốn nhắm đến, nơi tập trung những người có nhu cầu để sử dụng sản phẩm của bạn.

Chân dung khách hàng tiềm năng là những phân tích và thống kê những thông tin về khách hàng:

  • Họ là ai và có nhu cầu gì ?
  • Thói quen và hành vi của họ là gì ?
  • Nhân khẩu học về họ ra sao ?
  • Nỗi đau và niềm vui của họ là gì ?
  • Điều gì đang gây trở ngại khi họ mua hàng ?
tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-003

Là một người kinh doanh, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu được những khách hàng này ở đâu, sở thích, thói quen và họ cần sản phẩm, dịch vụ gì.

Chân dung khách hàng được xây dựng bởi các yếu tố sau.

5 Yếu tố xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng

Nhu cầu: họ đang quan tâm đến vấn đề nào mà trong đó sản phẩm của bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề đó. 

Sử dụng thông tin này để bạn biết được bạn nên bán sản phẩm, tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ chính xác đến điều họ cần.


Hành vi sở thích và thói quen: họ thường quan tâm đến điều gì, họ thường theo dõi những tin tức và sự kiện nào. 

Đây là điểm mấu chốt để bạn khai thác chủ đề để xây dựng chiến lược nội dung làm marketing và quảng cáo.


Nhân khẩu học: những thông tin chi tiết về độ tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc họ đang làm.

Đây sẽ là nền tảng để bạn tạo ra chiến lược marketing và khai thác ý tưởng làm nội dung sao cho phù hợp với khách hàng.


Nỗi đau và niềm vui: giải pháp của bạn nhằm phục vụ nhu cầu thỏa mãn niềm vui hay xử lý nỗi đau của khách hàng ? 

Bạn cần lập ra được danh sách này, nỗi đau và niềm vui này có thể thay thế dễ dàng không và theo thời gian chúng sẽ thay đổi như thế nào ?


Trở ngại, khó khăn khi mua hàng: mình tin rằng đối với bất kỳ doanh 

nghiệp nào cũng đều đã trải qua việc bị khách hàng từ chối mua hàng.

Vậy đâu là những khó khăn, trở ngại của khách hàng khi ra quyết định mua hàng của bạn.

tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-001

Ví dụ:

Để minh họa rõ ràng mình lựa chọn ngành sản phẩm mỹ phẩm ngách là điều trị nám da. 

Như bạn đã biết mỹ phẩm là sản phẩm được rất nhiều người đang bán, dẫn đến bạn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, chi phí quảng cáo cũng từ đó cũng tăng lên rất nhiều.

Vì thế, mình lựa chọn ngách sản phẩm thuộc ngành hàng mỹ phẩm nhưng chỉ điều trị cho khách hàng có vấn đề về da bị nám.

Với mục tiêu rõ ràng như vậy mình tiến điền vào bảng phân tích “Chân dung khách hàng tiềm năng”.

tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-009

Các bạn không nên quá rập khuôn với những con số và phân tích này nhé. Vì mỗi người và mỗi ngành đều có những thế mạnh riêng biệt.

Những phân tích này chỉ hướng dẫn cho bạn tư duy để tạo ra cho mình một bảng “Chân dung khách hàng tiềm năng” của riêng bạn mà thôi.

Qua đó, tập trung vào những khách hàng vì họ phù hợp với sản phẩm bạn đang bán, sao nhãng đến những khách hàng khác sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí mà không chăm sóc tốt được khách hàng nào cả.

Bạn bán sản phẩm này như thế nào ?

Mình tin rằng hiện tại mọi người đều đã biết đến chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông, mạng xã hội như: Facebook, Google, Zalo, Youtube…

Sau khi biết được “Chân dung khách hàng tiềm năng” của mình ở đâu và họ có nhu cầu gì thì điều tiếp theo là bạn cần biết cách quảng cáo đến họ trên kênh marketing phù hợp.

Chọn kênh phân phối marketing phù hợp

Tương xứng với chân dung khách hàng thì khi bắt đầu triển khai dựa trên những thông tin của khách hàng, bạn cần lên chính xác kế hoạch làm marketing đến đúng nơi mà khách hàng bạn thường xuyên hiện diện.

Chìa khóa ở đây là bạn cần hiểu tính chất và mục tiêu của từng kênh phân phối để đưa ra kế hoạch marketing phù hợp nhất.

Các kênh phân phối có khả năng phát triển thương hiệu tốt như:

  • Nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo …
  • Nền tảng tìm kiếm, website như Google.
  • Nền tảng cộng đồng video như Youtube, Vimeo…
  • Các chiến dịch quảng bá hình ảnh trực tiếp tại cửa hàng, bộ sản phẩm thương hiệu.
  • Các nền tảng trực quan, quảng bá mạnh mẻ về hình ảnh như: Instagram, Pinterest …

Hãy chọn kênh bán hàng mà bạn muốn học

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là tập hợp liên kết chặt chẽ và đồng nhất với nhau thể hiện qua: Logo, khẩu hiệu tiếp thị (Slogan), hình ảnh, thiết kế, danh thiếp … nhằm cố định nhận thức, ghi nhớ của khách hàng về thương hiệu của bạn.

Mục tiêu là tăng niềm tin, uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đồng nhất từ màu sắc, logo công ty, ý nghĩa thông điệp nhằm gia tăng mức độ nhận biết hình ảnh doanh nghiệp với tần suất lặp lại nhiều nhất có thể.

Mình lấy ví dụ về chiến lược này chắc chắn mọi người đều biết đến rồi. Bạn có thể bắt gặp những hình ảnh này trên khắp các nẻo đường và chúng đồng bộ như nhau cả nhé.

tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-006

Nếu bạn chỉ nhìn sơ qua đã biết đây là của hãng nào thì mình tin là bạn đã hiểu được “Nhận diện thương hiệu” là gì.

Ngoài việc tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất có thể thì bạn cần đồng bộ hóa toàn bộ chất lượng dịch vụ, hình ảnh đại diện và sản phẩm nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng nhé.

Giáo dục thị trường tiềm năng

Giáo dục thị trường tiềm năng là dẫn dắt thị trường gia tăng hiểu biết và nhận thức về sản phẩm mới được tung ra trên thị trường.

Điều này nghe rất lạ nhưng thật chất đây là điều cần thiết. Vì đối với một sản phẩm mới, khách hàng có thể còn chưa biết rằng vấn đề của họ có thể được giải quyết bằng sản phẩm của bạn. 

tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-007


Đây là thời điểm bạn quảng cáo đến nhiều người nhất có thể chỉ vì mục đích giúp họ nhận biết sản phẩm của bạn có thể giải quyết nhu cầu của họ. 

Có rất nhiều bạn chạy quảng cáo thời gian đầu không có đơn hàng mà mãi sau này vì kiên trì mà có thể bán cả 1.000 đơn là vì thị trường đã biết và chấp nhận sản phẩm qua nhiều lần nhìn thấy quảng cáo.

Tăng lượng truy cập (traffic) vào sản phẩm

Để tạo ra doanh thu thì chúng ta đều biết rằng phải có lượng truy cập xem thông tin sản phẩm, dịch vụ. Từ những lượt truy cập đó mới tạo ra lượt mua hàng.

Đặc điểm của việc tăng lượng truy cập này là bạn có thể dùng quảng cáo hoặc không dùng quảng cáo để thu hút người xem.

Điển hình đối với chó mèo thì đã có sẵn những Fan hâm mộ trung thành đến bất kỳ những gì liên quan đến chó mèo. Chỉ cần làm hình ảnh tốt, nội dung ý nghĩa thì bạn đã có rất nhiều lượt tương tác, truy cập rồi.

tai-sao-ban-hang-online-khong-ai-mua-008

Khi nội dung được lan rộng, với khối lượng tập khách hàng tương tác với bài viết bạn có thể sử dụng đế chạy quảng cáo hoặc liên hệ để chào mời sản phẩm dành cho chó mèo.

Để làm được điều này thì còn phụ thuộc vào việc bạn bán hàng như thế nào, lời chào mời của bạn có đủ làm khách hàng quyết định mua hàng hay không nữa.

Vì thế hãy tiếp tục xem tiếp phần sau, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước nhé.

Bạn bán hàng như thế nào ?

Trong suốt quá trình đào tạo của mình, có rất nhiều học viên đã nâng cấp được kỹ năng quảng cáo và marketing. 

Nhưng mình vẫn luôn nhận được yêu cầu hỗ trợ từ họ bởi vì sau tất cả quá trình quảng cáo, thuyết phục khách hàng để lại liên hệ để được tư vấn thì lại không bán được hàng.

  • “Rớt sale”: là thuật ngữ để chỉ cho việc không chốt được đơn đặt hàng từ khách hàng có nhu cầu, để lại thông tin để được tư vấn.

Từ đó mọi hoạt động quảng cáo sản phẩm, làm nội dung và mọi nỗ lực bán hàng đều trở nên lãng phí.

Chi phí để quảng cáo và thời gian làm marketing sẽ không hiệu quả nếu khách hàng không chi trả để sử dụng sản phẩm của bạn.

Vì thế, hãy tiếp tục theo dõi bài viết mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước để giảm tối đa tỷ lệ “Rớt sale” nhằm duy trì và phát triển công việc bán hàng online của bạn.

Hãy chào hỏi khách hàng một cách thân thiện

Mở đầu một cuộc gọi, một cuộc trò chuyện trực tiếp thì ấn tượng đầu tiên luôn đóng góp hơn 50% tỷ lệ dẫn đến giao dịch được thành công hay không.

Đối với họ bạn là người xa lạ.

Bạn chưa từng biết đến họ và ngược lại, điều duy nhất và lý do duy nhất kết nối bạn và họ ở đây là họ có nhu cầu với sản phẩm bạn đang bán.

Vì thế hãy chào hỏi họ một cách lịch sự, giới thiệu ngắn gọn và thân thiện.

Như thế nào là lịch sự và thân thiện ?

Đó là, bạn hãy xin phép họ cho phép bạn được tư vấn, hãy xin phép họ cho bạn thời gian tư vấn. Khi mà một ngày có rất nhiều áp lực từ công việc đến cuộc sống, mà còn bị làm phiền bởi một người xa lạ thì đó quả là một cảm giác “Cực kỳ khó chịu”.

Cảm giác khó chịu này sẽ là “lý do” để họ không mua sản phẩm của bạn. Hoàn toàn không phải do sản phẩm của bạn không tốt, cũng không phải họ không có nhu cầu.

Ví dụ:

Hãy bắt đầu chào hỏi họ chậm thôi, giới thiệu bản thân thật nhanh và nhắc họ, gợi ý cho họ rằng họ đã để lại thông tin cho bạn chính xác là khi nào và ở đâu.

  • Chào chị (Tên khách hàng). Em là chuyên viên tư vấn của Công ty Enternet Việt Nam. Em có nhận được thông tin từ chị đang quan tâm đến khóa học hôm qua trên Facebook đấy ạ.

Hãy chờ họ suy nghĩ vì một ngày của họ có rất nhiều việc, nhiều người phải gặp và tất nhiên những người đó đáng nhớ hơn bạn. Sau đó hãy tiếp tục bằng câu:

  • Hiện tại, chị A có tiện nghe máy 5 phút dành cho em để em tìm hiểu chị đang quan tâm điều gì trong khóa học bên em không ạ ?

Mình tin với sự lịch sự, chuyên nghiệp này sẽ rất ít ai từ chối người đang quan tâm đến họ, thời gian nghe máy chỉ mất 5 phút và điều cuối cùng là:

  • Cảm ơn chị A đã dành thời gian cho em, để hiểu hơn em xin phép đặt vài câu hỏi cho chị A không ngại chứ ạ ?

Hãy cảm ơn khách hàng khi họ cho bạn điều gì đó, kể cả việc nhỏ là “họ cho phép bạn tư vấn”. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tạo thiện cảm từ sớm với một người lạ.

Nếu khách hàng không có thiện cảm với bạn thì điều gì sẽ xảy ra.

  • Khách hàng sẽ dễ dàng từ chối cuộc gọi bạn.
  • Họ không mua hàng chỉ vì họ không thích bạn. 
  • Bạn mất nhiều thời gian để tư vấn và cải thiện lại mối quan hệ với họ.


Hãy ghi nhớ

Bạn và khách hàng là người hoàn toàn xa lạ, họ không có nghĩa vụ phải trả lời câu hỏi của bạn.

Vì thế, hãy lịch sự và xin phép họ để qua đó tạo được thiện cảm trước khi bán hàng.

Hãy tư vấn giải pháp chứ đừng giới thiệu sản phẩm

Mình nhận ra có rất nhiều người, bài viết và video hướng dẫn những phương pháp giới thiệu sản phẩm sao cho vừa lòng khách hàng và mong rằng sau những lần giới thiệu liên tục đó khách hàng sẽ mua hàng.

Mình tin rằng ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nhận được một cuộc gọi tư vấn mua hàng. Nếu có ai đó chỉ nói liên tục về sản phẩm, mà công ty họ đang bán sẽ khiến bạn mua hàng ?

Vì thế hãy biết khách hàng cần giải quyết điều gì ?

Để bắt đầu điều này hoàn toàn không khó, bằng cách đặt câu hỏi.

Như mình đã nói ở phía trên, bạn đã được họ cho phép đặt câu hỏi. Do đó mọi câu hỏi tiếp theo hãy tập trung vào những điều mà khó khăn họ đang gặp phải.

  • Nhu cầu của họ: “Rất vui được tư vấn cho anh chị, em có thể biết thêm những vấn đề anh/chị đang gặp phải không ạ ?.”
  • Họ đã dùng sản phẩm khác: “Anh/chị có thể cho em biết thêm tại sao anh/chị lựa chọn sản phẩm đó không ạ ?”
  • Tại sao họ lại tìm đến giải pháp thay thế: “Anh/chị sử dụng giải pháp củ có hiệu quả không ạ ?”
  • Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm của bạn: “Rất cảm ơn anh/chị đã tin tưởng công ty em, không biết anh chị đã tìm hiểu về sản phẩm, thông tin công ty em chưa ạ ?”
  • Hay đồng cảm với khách hàng: “Em rất hiểu rằng việc này rất …”
  • Hãy cho họ biết bạn sẵn sàng giúp đỡ nhiều hơn nữa: “Em có thể giúp gì cho anh/chị hơn nữa không ạ ?”

Đề nghị mua hàng và cam kết chắc chắn

Sau quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, bạn cần chốt đơn hàng với họ một cách thẳng thắn, không nên có bất kỳ do dự hoặc lo lắng nào khác.

Bởi vì:

  • Họ đang có nhu cầu giải quyết vấn đề của họ.
  • Họ đã từng sử dụng giải pháp khác nhưng không hiệu quả.
  • Họ đã hiểu được sản phẩm của bạn giúp được cho họ.

Vì thế, hãy đề nghị họ mua hàng bằng lời cam kết chắc chắn sau khi đặt hàng họ sẽ được bạn hướng dẫn sử dụng, đồng hành với họ cho đến khi đạt được kết quả mà họ mong muốn.

Mình sẽ giúp bạn chạy quảng cáo Facebook tốt hơn !

Hiện tại, mình đang muốn giúp đỡ những bạn mới đang tìm hiểu về chạy quảng cáo Facebook.

Bạn sẽ được:

  • Trao đổi thực hành tại lớp
  • Tương tác trực tiếp với Giảng viên
  • Hỗ trợ trọn đời sau khoá học
  • Kết nối với các thành viên khác trong lớp học 

Tóm lại

Mình đã hướng dẫn cho bạn quy trình quảng cáo trên Facebook hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là các bước sơ lược nhất, bạn cần phải thực hành nhiều lần thì mới có thể nhuần nhuyễn được.

Đừng quên follow Facebook của mình để cập nhật kiến thức, thông tin về Facebook Marketing.

Có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, bạn cứ để lại bình luận phía dưới và mình sẽ hồi âm trong 24 giờ đồng hồ nhé.

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống.

5 1 vote
Article Rating