Bạn muốn tìm một công cụ để phân tích từ khóa hiệu quả ?

Bạn muốn tối ưu từ khóa cho việc xây dựng nội dung và website của mình ?

Bạn muốn tăng lượng khách hàng tìm kiếm tự nhiên để tăng doanh thu cho mình ?

Đây chắc chắn là bài viết bạn đang cần.

Vì mình đã nhận rất nhiều đề nghị mình viết bài hướng dẫn sử dụng công cụ KeywordTool.io này.

Bạn đã chuẩn bị giấy bút ở đó chưa, chúng ta bắt đầu thôi.

KeywordTool.io là gì ?

KeywordTool.io là trang web của bên thứ ba, cung cấp toàn bộ các chỉ số về từ khóa trên các nền tảng như: Google, Youtube, Bing, Amazon, eBay, Play store, Instagram và Twitter.

Với các kênh tìm kiếm thì việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization) là điều cực kỳ quan trọng.

Bởi vì, khi người dùng tìm kiếm về từ khóa bất kỳ tức là họ đang có nhu cầu mua sản phẩm đó. 

Nếu bạn không xuất hiện ở TOP thứ hạng tìm kiếm từ 1-10 thì rất khó có cơ hội để bạn tiếp cận đến khách hàng đó. 

Bạn sẽ không thể bán hàng nếu không có ai ghé thăm cửa hàng của bạn đúng chứ ?

KeywordTool.io giúp gì được cho bạn ?

Là công cụ phân tích các chỉ số về từ khóa mà bất kỳ nhà phân tích marketing nào đều cần đến.

  • Keyword: Gợi ý các từ khóa liên quan. Có rất nhiều từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm mỗi ngày, công cụ sẽ gợi ý cho bạn thêm nhiều từ khóa xoay quanh từ khóa chính.
  • Search Volume: Cung cấp chính xác số lượng người dùng tìm kiếm từ khóa đó trong một tháng. Đây sẽ là lượng truy cập (Traffic) một tháng tiềm năng của bạn.
  • Trend: Trong một năm hay nửa năm, xu hướng và nhu cầu của người dùng cũng khác đi. Bạn cần chắc chắn có người mua trước khi nhập hàng về để bán.
  • CPC: Chi phí để bạn đẩy mạnh và tăng thứ hạng tìm kiếm cho từ khóa đó.
  • Competition: Mức độ từ dễ 0 - khó 100 của từ khóa đó. Càng khó thì bạn cần càng nhiều bài viết và quảng cáo để tăng thứ hạng cho từ khóa đó.

Để tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) thì đây là những chỉ số bạn cần biết, để đưa ra quyết định tối ưu cho trang web của mình.

Sau khi tối ưu từ khóa, bạn cần tối ưu nhiều hơn về nội dung trang web. Vì thế bạn cần kết hợp nhiều hơn với công cụ khác.

Ví như công cụ Ahrefs sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng và hoạt động của đối thủ

Hướng dẫn sử dụng Ahrefs toàn tập A-Z

  • Phân tích đường dẫn trỏ về (Backlink).
  • Phân tích bộ từ khóa thị trường và đối thủ.
  • Phân tích chỉ số website đối thủ.

Hướng dẫn sử dụng KeywordTool.io toàn tập

Sau khi bạn hiểu được cơ cấu và lợi ích khi sử dụng công cụ KeywordTool.io thì tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng nó.

Mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách để tìm ra từ khóa cần thiết cho website cũng như thứ hạng từ khóa của bạn.

Từ đó tối ưu khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng lượng khách hàng ghé them trang web của bạn.

Phân tích và chọn lọc từ khóa bằng công cụ KeywordTool.io

Bắt đầu với cách tìm kiếm và lọc bộ từ khóa tiềm năng. 

Bạn cần làm theo các bước sau.

Bước 1: Nhập từ khóa muốn phân tích. Ở đây mình sử dụng từ khóa “Son lì” cho bạn dễ hình dung nhé.

  • Nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm.
  • Chọn kênh tìm kiếm: Google, Youtube, Bing, Amazon, eBay, Play Store, Instagram, Twitter.
  • Lựa chọn ngôn ngữ phân tích, bạn chọn tiếng Việt nhé vì đây là công cụ nước ngoài, nên nếu bạn không chỉ định tiếng Việt mà tìm từ khóa tiếng Việt sẽ sai số rất nhiều.

Bước 2: Chọn lọc bộ từ khóa tiềm năng.

Find Keyword Within Search Results: Từ khóa phải bao gồm các từ khóa sau. 

Khi bạn tìm kiếm cụm từ khóa dài như “Son chống trôi và an toàn” thì có nhiều nội dung không chưa từ khóa bạn tìm nhưng có thể đồng nghĩa.

  • Search Volume: Được xem như lượng truy cập ước lượng bạn mong muốn tiếp cận trong một tháng.
  • Trend: Mức độ xu hướng thường biến động rất lớn, bạn cần chọn một mức ổn có thể chấp nhận được.
  • CPC: Mức chi phí để bạn tính được ngân sách triển khai thúc đẩy từ khóa lên TOP 1-10 xếp hạng tìm kiếm. 
  • Competition: Mức độ khó đến dễ của từ khóa, bạn không nên cố gắng đấu với những “ông lớn” đã SEO từ khóa này từ lâu và có nhiều tiền. 

Mình sẽ ví dụ ngay dưới đây để bạn dễ hình dung nhé.

Bạn có thắc mắc về những chỉ số mình đang giới hạn không ?

Hãy xem phần phân tích sau cho ví dụ trên nhé.

Ví dụ:

Đây là các chỉ số trung bình mà mình thường áp dụng với mục tiêu lợi nhuận ít nhất là 10.000.000 VNĐ/ tháng với lợi nhuận 10.000 VNĐ/ sản phẩm.


Vậy tức là mình cần bán được ít nhất 1.000 sản phẩm “Son lì” mỗi tháng để hoàn thành mục tiêu hòa vốn.

  • Search Volume từ 1.000 - 50.000 là số lượng truy cập ít nhất và trung bình để đạt lợi nhuận mong muốn.
  • Trend với tỉ lệ 50% đến 300% là mình mong muốn trong tương lai gần, hoặc thời điểm hiện tại các từ khóa liên quan “Son lì” đang trong xu hướng được mua nhiều.
  • Xu hướng tăng sẽ giúp ích cho việc giảm chi phí quảng cáo rất tốt, càng có nhiều sự quan tâm của người dùng, thì càng dễ quảng bá sản phẩm mà không cần quảng cáo.
  • Hãy lưu ý các xu hướng giảm, bạn sẽ phải cân nhắc để bán hết lượng hàng tồn trong kho trước khi chúng giảm đến dưới 50% nhé.
  • CPC mình chọn ở mức 500 - 3.000 VNĐ là chi phí cho việc mình chạy quảng cáo cho từ khóa đó.
  • Mức chi phí này mình có thể chấp nhận được khi bỏ ra 500.000 - 3.000.000 VNĐ, để có được ít nhất 1.000 lượt truy cập xem quảng cáo của mình.

Đây là phương án của mình và mình mong rằng nó có thể gợi ý cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm chọn lọc từ khóa.

Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn phân tích chuyên sâu công cụ phân tích thứ hạng từ khóa, từ khóa liên quan và người dùng đang đặt câu hỏi gì xoay quanh từ khóa đó.

Bộ từ khóa gợi ý (Keyword Suggestions)

Để bắt đầu mình sẽ sử dụng ví dụ từ khóa “Trà sữa” để bạn dễ hình dung nhé.

Sau khi nhập từ khóa, lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt như mình hướng dẫn bên trên. 

Trong Tab menu “Keyword Suggestions”.

  • Total Search Volume: Đây là tổng số lượng từ khóa liên quan đến “Trà sữa”. 
  • Average Trend: Xu hướng trung bình của người dùng muốn mua “Trà sữa”. Lớn hơn 50% thì bạn có thể cân nhắc để kinh doanh nó trong tương lai.
  • Average CPC: Chi phí trung bình 0.03$ ~ 690 VNĐ cũng không quá lớn dành cho ngành “Trà sữa” này.
  • Average Competition: Mức độ cạnh tranh chỉ 18 (Thấp) có nghĩa là vẫn chưa có nhiều người tối ưu từ khóa “Trà sữa” trên Google. Có nhiều lý do trong đó có thể “Trà sữa” chỉ bán hiệu quả ở cửa hàng trực tiếp hơn là online hoặc lý do khác. 
  • Thời gian: Bảng thống kê biến động số lượng tìm kiếm theo thời gian 12 tháng. Bạn có thể thấy rõ nhu cầu của người mua trong suốt 1 năm. Từ đó cân nhắc về số lượng hàng tồn nhé.

Trong phạm vi bài viết này mình sẽ cố gắng chỉ ra những điều xoay quanh công cụ này thôi, nên bạn cần kết hợp nhiều công cụ đo lường khác nhé.

Mình thường sử dụng  công cụ Button buzzsumo về việc phân tích chuyên sâu xu hướng trên Facebook và phân tích quảng cáo của đối thủ.

Bạn muốn phân tích quảng cáo và từ khóa của đối thủ?

xem ngay hướng dẫn Buzzsumo toàn tập a-z

Kéo xuống bên dưới là bộ danh sách từ khóa với đầy đủ chỉ số. Nhưng bạn cần quan tâm đến chỉ số cạnh tranh (Competition) ở mức trung bình (Medium) thôi nhé.

Bởi vì ở mức cạnh tranh trung bình, bạn có thể cân nhắc tốt hơn về chi phí quảng cáo, xu hướng tìm kiếm không quá thấp và lượng tìm kiếm cũng vừa đủ để bạn đạt được mục tiêu kinh doanh.

Như bạn thấy mức độ cạnh tranh trung bình 47 - 87 điểm bạn có ngay bộ từ khóa tiềm năng:

  • Trà sữa latte.
  • Trà sữa trân châu đường đen.
  • Trà sữa trân châu.
  • Xe trà sữa độc lạ.
  • Trà sữa gần đây giá rẻ.
  • Trà sữa ngon.

Bộ từ khóa liên quan (Related Keyword)

Tiếp theo bên Tap menu bạn chọn “Related Keyword”.

Đây là những từ khóa liên quan đến từ khóa “Trà sữa” có thể có chứa từ khóa hoặc không nhưng khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm chung với từ khóa.

Kéo xuống bên dưới, bạn sẽ thấy bộ từ khóa liên quan tương tự như bộ từ khóa gợi ý.

Câu hỏi liên quan của từ khóa (Question)

Cuối cùng, khách hàng của bạn đang bàn tán điều gì về từ khóa “trà sữa” ?

Họ đang có những thắc mắc gì ?

Đây chính xác sẽ là gợi ý để bạn viết nội dung (Content) đúng với tâm lý mua hàng của khách hàng đấy.

Chốt lại

Mình đã giới thiệu xong cho bạn cách sử dụng công cụ KeywordTool.io mà bản thân mình thường sử dụng, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về công cụ Ahrefs, hãy để lại bình luận bên dưới và mình sẽ hồi âm trong vòng 24 giờ.

Xin chào bạn và hẹn gặp lại. 

3 2 votes
Đánh giá bài viết