Bạn đang tìm kiếm giải pháp tăng thứ hạng website cho mình ?

Bạn muốn nghiên cứu những yếu tố giúp đối thủ của bạn thành công ?

Bản thân mình cũng từng mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu về Buzzsumo. Để đúc kết được cách sử dụng và cách để tối ưu cho trang web của mình.

Vì thế, mình sẽ hướng dẫn các bạn qua bài viết cực kỳ chi tiết này nhé.

Nào bắt đầu thôi, không mất thêm thời gian nữa.

Buzzsumo là gì ?

Buzzsumo là trang web cung cấp công cụ có tính năng thu thập, tìm kiếm và phân tích các nội dung (Content) thịnh hành trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Linkedin, Twitter,... thường xuyên.

Buzzsumo luôn cập nhật những xu hướng (Trend) các sự kiện mới nhất đang diễn ra trên thế giới và trả về các kết quả chi tiết rõ ràng.

Trong đó, được sắp xếp với 4 phần chính đó là:

  • Xu hướng và từ khóa (Discover): Công cụ giúp bạn nghiên cứu về xu hướng thị trường và phân tích từ khóa.
  • Nghiên cứu nội dung (Content search): Công cụ giúp bạn nghiên cứu về nội dung.
  • Người có tầm ảnh hưởng (Influencers): Công cụ giúp bạn tìm ra những người có tầm ảnh hưởng trong ngành của bạn.
  • Phân tích và kiểm chứng thị trường (Monitoring): Công cụ thu thập dữ liệu thông tin, vị trí và tần suất truy cập theo yêu cầu cụ thể của bạn.

Bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé, vì mình sẽ nói rõ hơn về 3 phần này ở đoạn sau.

Lý do nên sử dụng Buzzsumo

Bởi vì Buzzsumo giúp bạn nhanh chóng thu thập tư liệu, tin tức và tất cả các bài báo đang được ưa chuộng một cách chi tiết. 

Bạn có thể tìm kiếm dễ dàng: Tìm kiếm với bất kỳ từ khóa nào và bất kỳ thời gian nào 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng hoặc 6 tháng, thậm chí là 1 năm.

  • Các nội dung được phân loại và lựa chọn rất chi tiết: Bạn có thể tìm kiếm từ tên người, địa danh, địa điểm, tên miền hoặc kết hợp cùng lúc với nhiều yếu tố để tìm kiếm.
  • Các chỉ số hiển thị chi tiết rõ ràng và bắt kịp xu hướng: Các thông số được thu thập từ các mạng xã hội và website luôn được cập nhật.
  • Bộ lọc tối ưu cho nhiều kết quả phân tích tìm kiếm: Article (Bài báo), Infographic (Thiết kế đồ họa thông tin), Guest Points, Giveaways, Interviews (Bài phỏng vấn), Videos…

Từ đó bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng để viết nội dung quảng cáo cho sản phẩm của mình.

Còn nếu bạn chạy quảng cáo Facebook mà chưa ra đơn thì có thể xem bài viết này nhé.

Bạn đã chạy quảng cáo Facebook nhưng vẫn chưa ra đơn hàng ?


4 Tính năng vượt trội của Buzzsumo

Để bằng đầu, bạn cần đăng nhập vào trang chủ của Buzzsumo.

Ở đây bạn có thể đăng ký ngay một tài khoản miễn phí dùng thử (Free Trial) trong vòng 30 ngày.

Số lượng sẽ bị giới hạn tìm kiếm trong mỗi ngày là 3 và các thông tin phân tích dữ liệu trả về khi tìm kiếm nâng cao cũng như thế

Bạn nhập thông tin cá nhân của mình vào và cho phép Buzzsumo kết nối với tài khoản Facebook là có thể sử dụng.

Tiếp theo, mình sẽ nói cụ thể hơn về các công cụ chính của Buzzsumo.

Buzzsumo Xu hướng và từ khóa (Discover)

Bắt đầu với công cụ Discover đầu tiên bên trong gồm có:

  • Trending: Xu hướng đang được thịnh hành.
  • Keywords: Từ khóa cần nghiên cứu.
  • Topics: Chủ đề về bài viết.
  • Questions: Những câu hỏi liên quan đến từ khóa.

Trending Tổng hợp xu hướng.

Ngay tại trang chủ bạn chọn vào Discover sau đó chọn vào mục Trending để mở ra công cụ này.

Để xem xu hướng ở Việt Nam bạn chọn vào Xu hướng tại đất nước (Trending by country) nhé.

Trong Trending là công cụ thu thập những chủ đề trên Facebook đang được thịnh hành và là xu hướng gần đây nhất.

Keywords Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa (Keywords) là công cụ giúp bạn tìm kiếm thêm nhiều ý tưởng về những từ khóa liên quan mà bạn mong muốn tìm kiếm.

Bạn chọn mục Keywords ngay bên trong Tab thư mục chính của Discover.

Ở đây mình tìm kiếm từ khóa “Phượt Hà Nội”.

Và đây là thông tin được trả về từ khóa.

  • Keyword: Buzzsumo gợi ý cho bạn thêm những từ khóa liên quan mặc dù không chứa từ khóa “Phượt Hà Nội”. Đây là những cụm từ khóa bạn nên cân nhắc để sử dụng nhé.
  • Search Volume: Là số lượng tìm kiếm từ khóa trong 1 tháng.
  • Cost per click (CPC): Chi phí ước tính nếu bạn muốn đẩy từ khóa này lên TOP tìm kiếm của Google.
  • Articles Published: Số lượng những bài viết cùng chủ đề hiện có trên mạng xã hội Facebook.

Topics Tổng hợp chủ đề liên quan từ khóa

Tiếp theo là công cụ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về thực tế thị trường đang bàn luận những chủ đề gì.

Tất nhiên những chủ đề này đều liên quan và xoay quanh từ khóa bạn tìm kiếm.

Ở đây mình chọn từ khóa “Travel Hanoi” bởi vì hiện tại công cụ này không hỗ trợ tìm kiếm tiếng Việt.

Những thông tin về chủ đề cũng như những từ khóa cùng chủ đề cũng được đề cập.

Bạn chỉ cần kéo xuống dưới là thấy.

Questions Tổng hợp những câu hỏi liên quan đến từ khóa.

Bên cạnh những nguồn cung cấp thông tin hoặc trả lời cho một chủ đề, bài viết nào thì cũng sẽ có người thắc mắc đến điều tương tự.

Cũng bên trong Menu chính của Discover bạn chọn vào Tab Questions nhé.

Vì thế công cụ Questions sẽ giúp bạn thu thập lại toàn bộ những câu hỏi đó và báo cáo chi tiếng:

  • Thời gian từ khóa đó được tìm kiếm.
  • Câu hỏi cụ thể là gì ?
  • Trang web đang chứa câu hỏi đó.

Buzzsumo Công cụ nghiên cứu nội dung (Content)

Nội dung (Content) là điều mà bất kỳ người làm marketing nào cũng đều quan tâm. Từ xây dựng cho website cho đến các trang mạng xã hội.

Việc phải liên tục tạo ra những kế hoạch làm nội dung mỗi ngày đòi hỏi một lượng tài nguyên về sáng tạo cực kỳ lớn. Điều đó thực sự là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.

Nội dung trang web (Content web)

Có rất nhiều người ngoài kia thậm chí mất định hướng cho nội dung ngay từ bài đầu tiên. Và không biết nên làm gì tiếp theo

Vì thế Content Research của Buzzsumo sẽ giúp bạn với phân tích các giải pháp của đối thủ và những nội dung đang được ưa chuộng trong ngành của bạn.

Bạn chọn Menu chính mục “Content” và chọn Web để nhập từ khóa bạn muốn tìm kiếm.

Buzzsumo web content sẽ gửi về cho bạn chi tiết về từ khóa:

  • Trang web có lượng tương tác trên Facebook cao đến thấp.
  • Thời gian đã đăng nội dung đó lên mạng xã hội và website.

Từ đó bạn có thể biết được nội dung gì sẽ được nhiều tương tác trên Facebook để có thể mượn ý tưởng đó về trang web của mình.

Nếu bạn muốn tự tạo website thì hãy xem 8 Bước tạo Website với WordPress dễ dàng.

8 Bước tạo Website với WordPress dễ dàng

Nội dung kênh Youtube (Content Youtube)

Nếu bạn cũng phát triển trên kênh Youtube thì bạn cũng nhập từ khóa như với trang Web nhé.

Điểm khác biệt là Buzzsumo sẽ cho bạn chi tiết hơn:

  • View: Số lượng người đã xem video.
  • Video length: Thời lượng của video.
  • Thời gian: Thời điểm video được đăng.
  • Likes/Dislikes: Lượng người thích và ghét video.
  • Comments: Lượng bình luận của video.
  • Social Engagement: Lượng tương tác của video trên Facebook.

Đường dẫn trỏ về (Backlinks)

Cuối cùng là Backlink trong Menu chính Content.

Đây là công cụ giúp bạn nghiên cứu đối thủ có những Backlink nào đến từ trang web nào. 

Khác với 2 công cụ trước, bạn cần nhập đường dẫn trang web (Link) của đối thủ bạn muốn phân tích vào.

Công cụ sẽ trả về cho bạn

Để nghiên cứu kỹ hơn và chi tiết hơn bạn cần một công cụ khác mang tên Ahrefs để nghiên cứu.

hướng dẫn sử dụng ahrefs toàn tập a-z

Trang web mà bạn đang nghiên cứu có những bài viết, cách triển khai và chiến thuật xây dựng nội dung khác với bạn.

Bạn có thể cân nhắc và kết hợp thêm những yếu tố thành công của họ để giúp mình phát triển nhé.

Buzzsumo Tìm người có tầm ảnh hưởng (Influencers)

Người có tầm ảnh hưởng (Influencers) là người có tiếng nói trong một ngành cụ thể nào đó.

Họ có thể là một người làm nội dung Youtube (Youtuber), người làm nội dung trực tuyến (Livestreamer) hoặc một người làm nội dung trang Blog (Bloger). 

Hay bằng bất cứ hình thức nào khác, điều giúp họ có được nhiều người tin tưởng vào kiến thức của họ về một ngành nghề cụ thể.

Ví dụ: “Giang ơi” là kênh youtube có hơn 1 triệu lượt đăng ký.

Buzzsumo cho phép bạn tìm kiếm 3 đối tượng có tầm ảnh hưởng gồm có:

  • Twitter: Mạng xã hội.
  • Youtube: Kênh truyền thông video.
  • Authors: Tác giả lớn, doanh nghiệp hoặc công ty có thương hiệu.

Đối với Twitter

Bạn sẽ biết được các chỉ số và có thể so sánh với nhiều người khác nhau với cùng từ khóa.

Ở đây mình vẫn chọn từ khóa “Du lịch Hà Nội” nhé và các chỉ số theo thứ tự:

  • Page authority: Mức độ uy tín của trang.
  • Domain authority: Mức độ uy tín của tên miền.
  • Twitter Followers: Số lượng người theo dõi trên Twitter, chỉ số bạn quan tâm nhất. Vì càng nhiều người theo dõi chứng tỏ người đó càng có sức ảnh hưởng.
  • Retweet Ratio: Mức độ chia sẻ rộng rãi của cộng đồng đối với Twitter này.
  • Replay Ratio: Mức độ phản ứng của cộng đồng khi được mời chia sẻ Twitter này.
  • Avg Retweet: Lượng trung bình thường chia sẻ nội dung của Twitter này.

Đối với Youtube

Cũng với từ khóa “Du lịch Hà Nội” nhưng đối với kênh Youtube thì bạn thấy mức độ hoạt động cao hơn hẳn.

Các chỉ số về chủ đề này đem lại cao hơn Twitter:

  • Total Subscribers: Tổng số lượng người đăng ký kênh Youtube của người có tầm ảnh hưởng (Influencer) này.
  • Videos: Số lượng video của kênh này đã từng đăng lên.
  • Total Views: Tổng số lượng người đã xem video trên kênh Youtube này.

Đối với Authors

Khác với người có tầm ảnh hưởng (Influencers) hoạt động một cách riêng lẻ và mang tính cá nhân cao.

Thì Authors thường là một doanh nghiệp hoặc công ty là nơi hoạt động quảng cáo mạnh mẽ và tập hợp nhiều Influencers.

Các chỉ số sẽ chi tiết hơn như:

  • Articles Published: Số lượng ấn phẩm mà họ có.
  • Avg Engagement: Số lượng hợp đồng trung bình của họ.
  • Total Engagement: Tổng số lượng hợp đồng của họ có.

Tiếp tục chọn vào mục “View Top content” để vào chi tiết lượng tương tác mà các bài viết của doanh nghiệp đó từng tạo ra.

Engagement: Lượng tương tác.

Buzzsumo Thu thập báo cáo thông tin (Monitoring)

Công cụ Monitoring là công cụ mà bạn đặt yêu cầu thu thập thông tin liên quan về từ khóa, thương hiệu, đường dẫn trỏ về, chỉ số website … và được Buzzsumo cập nhật báo cáo cho bạn theo lịch cụ thể.

Trong đó gồm có 6 nhóm báo cáo cụ thể:

  • Thương hiệu (Brand Mentions): Nhận báo cáo về một thương hiệu chỉ định khi có bất kỳ ai đề cập, bình luận về thương hiệu đó.
  • Đối thủ (Competitors Mentions): Nhận báo cáo về bất kỳ ai đề cập và bình luận đến đối thủ của bạn.
  • Nội dung của website (Content From a Website): Nhận báo cáo chỉ số của bài viết, nội dung của một trang web chỉ định bất kỳ. 
  • Từ khóa (Keyword Mentions): Nhận báo cáo chỉ số tìm kiếm, chi phí và các chỉ số liên quan khác về từ khóa chỉ định khi có bất kỳ người dùng nào đề cập hay bình luận đến.
  • Đường dẫn trỏ về (Backlinks) : Nhận báo cáo chỉ số của đường dẫn trỏ về được chỉ định.
  • Author: Nhận thông báo các chỉ số khi bất kỳ ai đề cập hoặc bình luận về tác giả bạn muốn chỉ định.

Lựa chọn vào 1 trong 6 mục tiêu mà bạn muốn Buzzsumo sẽ mở ra một bảng điền thông tin chi tiết hơn.

  • Alert name: Giới hạn là 25 chữ. Từ khóa bạn muốn thu thập thông tin.
  • What brand would you like to monitor ?: Thương hiệu nào bạn muốn theo dõi. Bạn có thể bỏ qua nó nếu không tìm kiếm một thương hiệu nào cụ thể. Nếu có hãy điền tên của thương hiệu đó vào.
  • Result MUST ALSO contain ALL of these keywords: Từ khóa buộc phải chứa các từ sau. 
  • Result MUST NOT contain these these keywords: Từ khóa buộc không được chứa các từ khóa sau.

Điền xong bạn chọn “Create Alert” là xong.

Đặc biệt trong mục Type bạn có thể lựa chọn các mục tiêu khác nhau cho báo cáo của mình nhé.

Bạn đã có được một bảng báo cáo chi tiết theo yêu cầu của mình và trông nó sẽ như thế này.

Chúc mừng bạn !

Như thế chúng ta đã đi hết được nội dung hướng dẫn cho công cụ Buzzsumo.

Nhưng bạn biết đấy tất cả những kiến thức này sẽ không thể nào giúp bạn thành công được nếu không có sự thực hành của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về công cụ Ahrefs, hãy để lại bình luận bên dưới và mình sẽ hồi âm trong vòng 24 giờ.

Xin chào bạn và hẹn gặp lại.

3.3 3 votes
Article Rating