5 cách giảm tỉ lệ thoát website Bounce Rate hiệu quả Tác giả Thanh Thịnh 215Bounce rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát website.Bounce Rate một trong những yếu tố mà Google sẽ đánh giá website của bạn có chuẩn SEO hay không. Hay nói cách khác website của bạn có phù hợp với người dùng khi họ kiếm từ khoá nào đó hay không.Bounce rate càng giảm thì đồng nghĩa website của bạn càng thân thiện, càng phù hợp với người dùng khi họ tìm kiếm từ khóa trong sản phẩm dịch vụ của bạn.Bạn có thể kiểm tra tỉ lệ này ở trong Google Analytics thì bạn sẽ được báo cáo tỉ lệ thoát website.Vậy làm sao để giảm tỉ lệ thoát website này xuống mức thấp nhất có thể ?Mình sẽ bật mí ngay bên dưới nhé.1. Nội dung bài viết chất lượng và hữu íchBạn phải viết ra một nội dung chuyên sâu, chất lượng và giải quyết vấn đề được cho người dùng. Bài viết của bạn nên từ 1980 từ trở lên.Bạn có thể xem biểu đồ bên dưới.Cột dọc: số lượng từ trong 1 bài viết.Cột ngang: Thứ hạng của bài viết đó trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.Mình tin là bạn nhìn vào biểu đồ trên thì mình không cần phải giải thích quá nhiều.Các bài viết trên blog ThanhThinhBui.com mình không bao giờ viết dưới 1000 từ, thậm chí có những bài cần kiến thức chuyên sâu có thể đạt mức 4000 từ là chuyện bình thường.Nếu bạn có nội dung bài viết chất lượng thì bạn sẽ giữ chân người dùng được lâu, giảm được tỉ lệ người dùng thoát ra khỏi website của bạn.Chưa hết, về nội dung bạn phải quan tâm cho mình vấn đề tiếp theo.2. Giải quyết ngay vấn đề của người đọc ở đoạn đầu tiênMình lấy luôn ví dụ của mình cho nó nhanh.Ví dụ này mình lấy từ bài viết 6 bước chạy quảng cáo Facebook hiệu quả. Khi khách hàng tìm từ khoá và đến với bài viết của mình. Ngay ở đoạn đầu tiên, mình đánh vào trong tâm lý hành vi và mong muốn của khách hàng khi họ tìm từ khoá đó.Mình đã đưa ra những cái khó khăn mà người mới đang gặp phải trong quảng cáo Facebook. Sau đó, mình sẽ đưa ra giải pháp ngay trong bài viết.Muốn giảm tỉ lệ Bounce rate khi khách hàng vừa vào website của bạn thì bạn phải đánh vào đúng tâm lý của họ, để họ ở lại vì họ cảm thấy bài viết phù hợp, giải quyết những vấn đề mà người dùng đang gặp phải thì khả năng họ ở lại mới cao được.Đó là lý do tại sao mà mình nhấn mạnh với các bạn rằng bạn phải viết nội dung hướng đến người dùng, tập trung vào nhu cầu giải quyết vấn đề cho người dùng thì điểm SEO của bạn sẽ tăng lên đáng kể.3. Sử dụng các dấu chấm đầu câu (Bullet point)Bạn sẽ sử dụng dấu chấm đầu câu để phân tách nội dung thành những ý nhỏ.Ví dụ thế nàyThay vì mình có thể viết liên tù tì, thì mình lại chia nhỏ ra thành từng ý và chỉ bao gồm những từ khoá xúc tích nhất.Khi bạn chia nhỏ ra như vậy, thì khách hàng của bạn sẽ:Không thấy rối mắt.Tạo cảm giác không ngán đọc.Vì để giúp người dùng có thể đọc tốt và trải nghiệm đọc của họ được tăng cao thì bạn buộc lòng phải dùng đến những phương pháp này để người dùng ở lại website của bạn lâu hơn và giảm tỷ lệ Bounce rate thoát ra khỏi website.4. Tăng tốc độ tải trang của websiteKhách hàng rất ghét chờ đợi.Bạn hay bản thân mình cũng đều ghét chờ đợi.Cho nên, bạn hãy tăng tốc độ tải trang của website lên nhanh nhất có thể.2 cách cơ bản để tăng tốc độ tải của website:1. Giảm dung lượng hình ảnhĐầu tiên, bạn cần làm là giảm dung lượng của hình ảnh.Nếu bạn sử dụng mã nguồn Wordpress cho website thì bạn có thể dùng Plugin EWWW Image Optimizer.Bạn có thể tìm plugin này ở trong thư viện miễn phí của Wordpress. Bạn hãy cài đặt và kích hoạt nó lên.Điều mình thích nhất ở plugin này chính là:Tự động tối ưu giảm dung lượng hình ảnh cho bạn khi bạn tải hình ảnh lên WordPress.Plugin này sẽ cho bạn định dạng hình ảnh webp, định dạng ảnh dung lượng thấp nhưng chất lượng cao.Nếu bạn không dùng mã nguồn WordPress thì bạn có thể sử dụng công cụ https://tinypng.comĐây là cách nén hình ảnh bằng thủ công, dùng cho những bạn không chọn lựa dùng mã nguồn bằng WordPress mà vẫn muốn có một công cụ miễn phí mà vẫn giảm dung lượng hình ảnh tốt.Tiếp theo, mình muốn hướng dẫn cho bạn 1 kỹ thuật hay ho.2. Sử dụng bộ nhớ đệm cache để tăng tốc websiteBộ nhớ đệm là bộ nhớ lưu trữ tạm thời dữ liệu của website, để khi khách hàng vào website bạn lần thứ 2, thì website không cần tải lại từ đầu nữa.Bạn cứ hiểu vậy cho đơn giản.Nếu bạn đang dùng mã nguồn Wordpress, bạn có thể cài plugin WP Rocket, LiteSpeed Cache, Super Cache,…Đó chính là những plugin phổ biến và mạnh mẽ cho việc tạo bộ nhớ đệm cho website để tăng tốc độ tải trang của người dùng cho những lần truy cập sau.Bạn có thể kiểm tra tốc độ website theo video hướng dẫn bên dưới.5. Hạn chế đặt Pop-up trên websitePop-up là mẫu quảng cáo nhỏ khi bạn vào website chính sẽ hiển thị lên, yêu cầu bạn điền thông tin, email, số điện thoại…Bạn có thể xem ví dụ bên dưới.Vậy tại sao lại nên hạn chế đặt pop-up trên website?Vì khi bạn đặt pop-up trên website sẽ làm giảm trải nghiệm của khách hàng vào website của bạn.Hãy thử hình dung nếu là bạn, khi vào bất kỳ một website nào, bạn chưa kịp đọc bất cứ một thông tin nào thì pop-up xuất hiện yêu cầu bạn điền thông tin, email, số điện thoại của mình. Điều đó có khiến bạn khó chịu không?Điều bạn cần làm là bạn nên cho họ thông tin giá trị trước, rồi lúc đó bạn mới nên đặt form thu thập thông tin của họ.Vì tỉ lệ khi mà khách hàng vừa vào website mà thấy pop-up xuất hiện, tỉ lệ thoát trang rất là nhanh, tỉ lệ Bounce rate sẽ tăng rất cao.Nếu bạn muốn thu thập email của khách hàng, bạn có thể sử dụng những form thu nhập email khác như Widget, Slide In,…Nhưng nếu bạn muốn để pop-up, mình sẽ chia sẻ với bạn một thủ thuật như sau. Bạn đừng để pop-up bật lên ngay khi khách hàng vào website. Bạn có thể cài đặt pop-up sẽ xuất hiện sau bao nhiêu giây, bao nhiêu phút mà khách hàng vừa vào website.Hoặc khi khách hàng đọc hết một bài viết, đọc xuống cuối bài viết thì bạn cài đặt cho pop-up hiển thị lên, thì lúc đó tỉ lệ Bounce rate sẽ giảm rất là nhiều mà tỉ lệ chuyển đổi email cũng cao nữa.Dưới đây là những cái vị trí mà bạn có thể đặt email:In content: là bạn để form thu thập email ở ngay trong bài viết luôn.Lightbox: là pop-up khi mà bạn vào website nó sẽ hiện lên.Post Footer: là bạn sẽ để form thu thập email ở cuối bài viết.Ribbon: là bạn để form email ở trên cùng website.Widget: là sẽ để bên sidebar của bài viết.Slide in: là ở góc nhỏ bên phải màn hình.Bật mí nhỏ !Mình đang sử dụng plugin Thrive Leads – plugin thu thập email marketing tuyệt vời và mạnh mẽ cho website WordPress. Các vị trí bên trên mình cũng lấy từ Thrive Leads.Chốt lạiĐó chính là những điều mà mình muốn chia sẻ với bạn để Giảm tỉ lệ Bounce rate (tỷ lệ thoát website) đồng thời tăng điểm SEO cho website của bạn.Điều bạn cần làm đó là:Nội dung bài viết chất lượng và hữu ích. Giải quyết ngay vấn đề cho người đọc ở đoạn đầu tiênTăng tốc độ tải trang của website.Sử dụng dấu chấm đầu dòng Bullet Point.Hạn chế sử dụng pop-up trong website.Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới và mình sẽ hồi âm trong vòng 24 giờ cho bạn.Bạn đã sử dụng cách nào để giảm tỉ lệ thoát website?Bài viết cùng chủ đề KeywordTool.io là gì ? Cách sử dụng KeywordTool.io nghiên cứu từ khoá Ahrefs là gì ? Hướng dẫn dùng Ahrefs toàn tập A-Z 2022 20 cách SEO Onpage hiệu quả năm 2022 7 bước SEO Youtube hiệu quả hiện nay Buzzsumo là gì ? Hướng dẫn sử dụng Buzzsumo toàn tập A-Z Xây dựng backlink chất lượng – Tăng trưởng website bền vững Entity là gì? Triển khai Entity SEO hiệu quả phải làm sao? Organic Traffic là gì? Tại sao cần quan tâm đến organic traffic? Checklist cách viết bài chuẩn SEO giúp lên top bền vững 10 cách viết bài chuẩn SEO toàn tập từ A-Z